Thứ năm, 21/11/2024, 23:58

Cây làm giàu trên bản nghèo

Thứ bảy - 13/08/2022 22:48
(BLC) - Khai thác lợi thế khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp, các hộ dân bản Hô Tra, xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) tích cực trồng cây địa lan....

1

Người dân trong bản Hô Tra, xã Mường Khoa (huyện Tân Uyên) chia sẻ cách trồng, chăm sóc cây địa lan hiệu quả.

Trong chuyến thăm bản Hô Tra vào đầu tháng 8, chúng tôi có dịp được hưởng trọn bầu không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh ở nơi đây; đối lập với thời tiết nắng nóng oi bức ngoài trung tâm xã. Ngắm cảnh vật xung quanh, chúng tôi được trưởng bản và người dân đưa đi tham quan mô hình trồng địa lan của các hộ dân trong bản.

Ghé thăm vườn địa lan của vợ chồng anh Vàng A Lồng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước khung cảnh thật đẹp, những chậu lan xanh mướt, tốt tươi. Qua trò chuyện, được biết anh Lồng trồng địa lan năm 2015. Từ việc thử nghiệm trồng hơn chục chậu cho đến nay, gia đình anh có vườn địa lan gần 400 chậu với 20 loại địa lan. Có những chậu địa lan quý, đắt tiền như: lan Trần Mộng Sa Pa, giá từ 8-10 triệu đồng/chậu. Năm vừa rồi, gia đình anh xuất bán địa lan, thu về hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó, thoát được hộ nghèo, trở thành hộ khá trong bản. 

Bản Hô Tra có 136 hộ dân, 100% là người dân tộc Mông sinh sống. Đây là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cấy lúa, trồng ngô, thảo quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm; trình độ dân trí của người dân còn hạn chế; giao thông đi lại khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao.

2

Chậu lan Trần Mộng Sa Pa có giá 8 triệu đồng của gia đình anh Vàng A Lồng.

Với mong muốn thoát được nghèo, mấy hộ dân trong bản gia đình anh Lồng, anh Dơ, anh Tùng đã mạnh dạn sang Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi cách trồng, chăm sóc địa lan. Sau 2 năm, thấy cây địa lan phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, sinh trưởng, phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, hộ trồng ít thu được 30 triệu đồng, hộ trồng nhiều thu hơn 100 triệu đồng. Vì vậy, cán bộ bản đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân nhân rộng mô hình trồng địa lan.

Hiện nay, cả bản có trên 2.000 chậu địa lan lớn, nhỏ với hơn 30 hộ tham gia trồng. Mỗi năm, vào dịp gần Tết Nguyên đán, người dân trong bản lại mang địa lan xuống “phố” để bán; hoặc bán tận vườn cho các thương lái ở Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), Sa Pa (Lào Cai). Đặc biệt, một số hộ dân chủ động tìm mối liên kết, chở địa lan về thủ đô Hà Nội bán với giá cao gấp đôi, gấp 3. Dần dần, người dân bản nghèo Hô Tra đã hình thành được thương hiệu địa lan trên thị trường.

Với sự đổi mới tư duy, sáng tạo nhân rộng mô hình trồng cây địa lan mà nhiều hộ dân trong bản Hô Tra đã thoát nghèo. Hiện nay, bản còn 60 hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều. Bên cạnh mang lại nguồn thu nhập cao, cây địa lan đang được người dân sử dụng vào việc trang trí khuôn viên nhà ở, nhà văn hoá, cổng chào để thu hút, đón khách du lịch lên tham quan, nghỉ dưỡng. Hướng tới, trở thành bản du lịch cộng đồng người Mông như bản du lịch Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ).

Theo tìm hiểu của phóng viên, con đường vào bản sắp được đầu tư, đi lại thuận lợi, người dân bản Hô Tra sẽ nhân rộng hàng chục nghìn chậu địa lan. Qua đó, giúp bản nghèo làm giàu, trở thành bản nông thôn mới nâng cao của xã trong những năm tới.

Tác giả: Đinh Đông - Ngọc Duy

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập29
  • Hôm nay10,762
  • Tháng hiện tại253,960
  • Tháng trước359,313
  • Tổng lượt truy cập83,512,308
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây