Nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Sản phẩm “Du thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn” đang hút du khách.
Ông Nguyễn Đức Thành, tạm trú quận Bình Thạnh, vừa trở lại Việt Nam sau nhiều năm định cư ở nước ngoài. Vào ngày 19/5 vừa qua, ông đã đăng ký tham gia tua du lịch “Du thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn” để cảm nhận những vẻ đẹp mới lạ của Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ sau chuyến trải nghiệm thú vị, ông Thành cho biết, lần đầu được ngắm thành phố từ du thuyền, ông thấy lòng mình như lắng lại, cảm giác thư thả, thoái mái rất nhiều. “Đây là sản phẩm du lịch thú vị mà những người xa quê hay du khách nước ngoài sẽ rất thích khi đến thành phố”, ông Thành bày tỏ.
“Du thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn” là một trong những sản phẩm du lịch mới nhất của thành phố trong năm nay. Cùng với đó, các tua du lịch khám phá nội thành, sản phẩm du lịch trên sông đang ngày càng thu hút du khách, qua đó tạo nên sức hấp dẫn mới cho ngành du lịch thành phố sau giai đoạn trở lại bình thường…
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngành du lịch thành phố đang phục hồi khả quan. Trong sáu tháng đầu năm 2022, thành phố đã đón hơn 11 triệu lượt khách nội địa, tăng 43% so với cùng kỳ và đón được gần 500 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu du lịch gần 50 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thành phố tiếp tục thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố với các địa phương trên cả nước nhằm tạo ra sức bật mới cho từng địa phương, qua đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu của du lịch từng địa phương cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá, sáu tháng qua, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thành phố đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chủ động thích ứng linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, quán triệt các nhiệm vụ, mục tiêu, chính sách cùng với sự nỗ lực vượt khó của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để đạt những kết quả nổi bật.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước được 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện trong sáu tháng đầu năm ước đạt 238 nghìn tỷ đồng, bằng 61,7% dự toán năm và tăng 17,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 24,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá.
“Điều đó cho thấy kinh tế-xã hội phục hồi nhanh, khá toàn diện. Niềm tin của người dân vào chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của thành phố cũng tăng dần”, đồng chí Nguyễn Văn Nên khẳng định.
Dù vậy, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế cũng như thách thức để có thể vực dậy mạnh mẽ, “bù đắp” cho tháng ngày bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15 vừa qua đã chỉ ra những khó khăn, thách thức cả khách quan lẫn chủ quan mà thành phố cần tập trung khắc phục, vượt qua trong thời gian tới.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh có độ mở lớn cho nên thành phố chịu tác động đan xen nhiều mặt, nhạy cảm với tình hình chính trị, kinh tế, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, những phức tạp và nguy cơ đối mặt với thiếu hụt nguồn nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất, giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao. Thị trường lao động thiếu ổn định, những vướng mắc chồng chéo về chính sách, pháp luật, thể chế chậm được tháo gỡ, ảnh hưởng tiến độ triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng điểm của thành phố. Đặc biệt, nguy cơ dịch bệnh còn cao, nhất là nguy cơ dịch chồng dịch khi bệnh sốt xuất huyết đang tăng cao cùng với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 và các bệnh dịch khác.
Mặc dù đã rất nỗ lực, song khâu quản trị, thực thi của thành phố vẫn còn hạn chế nhất định. Tinh thần trách nhiệm, chủ động thích ứng linh hoạt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm có lúc, có nơi, có việc còn yếu. Nhiều lĩnh vực còn dư địa phát triển nhưng chưa được khơi thông. Nhiều lĩnh vực còn vướng mắc, chậm trễ, tồn đọng kéo dài do thủ tục hành chính hoặc trách nhiệm của một số cán bộ thực thi.
“Trước hết, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, tự mãn với những kết quả phòng, chống dịch Covid-19 mà lơ là, mất cảnh giác. Chúng ta phải phòng ngừa, thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh một cách quyết liệt, thường xuyên hơn nữa”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Thành phố cần chủ động theo dõi và có kế hoạch ứng phó với diễn biến bất thường của tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến tình hình chính trị nhằm chủ động, thích ứng hơn nữa trong bảo đảm nguồn cung đầu vào cho sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, ổn định thị trường, chú trọng theo dõi diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu để thực hiện kế hoạch bình ổn giá, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực lên đời sống của nhân dân, nhất là người lao động. Phải tiếp tục kiên trì, chủ động đeo bám quyết liệt trong việc phối hợp các bộ, ngành để tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, chính sách, pháp luật, những vướng mắc đối với thành phố. Từng ban, ngành, đơn vị, địa phương phải quyết tâm cao nhất trong việc cải thiện thủ tục hành chính có liên quan đến người dân, cải thiện môi trường đầu tư.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra 10 giải pháp cấp bách, cần ưu tiên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới cũng như thống nhất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận sáu tháng cuối năm 2022. Xác định những giải pháp mang tính đột phá, có tính ưu tiên nhằm tạo xung lực mới cùng với sự quyết tâm, đoàn kết, chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, thành phố sẽ tiếp tục phục hồi toàn diện hơn, phát triển bền vững hơn, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 và các nhiệm vụ, kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 đã đề ra.
Tác giả: Cập nhật Thứ Năm, 07-07-2022, 22:08/Bài và ảnh: LINH NGUYỄN/https://nhandan.vn
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trƣờng và công tác quản lý giá tháng 10 năm 2023
Thống kê truy cập
- Đang truy cập15
- Hôm nay10,762
- Tháng hiện tại249,018
- Tháng trước359,313
- Tổng lượt truy cập83,507,366