Lai Châu: Chia sẻ kinh nghiệm tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19
Huy động sự vào cuộc của cộng đồng, các tổ Covid-19, chính quyền cơ sở trong điều tra, truy vết
Điều tra, truy vết là khâu hết sức quan trọng trong phòng chống dịch, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi địa bàn chưa có dịch hoặc dịch mới xâm nhập, việc điều tra thần tốc sẽ giúp khoanh vùng và triển khai các biện pháp dập dịch kịp thời, hiệu quả. Không điều tra, truy vết lúc ban đầu hoặc điều tra truy vết không chặt chẽ sẽ bỏ qua các F không được quản lý nên nguy cơ các F này có thể đã dương tính không triệu chứng nhưng vẫn tiếp xúc và lây lan ra cộng đồng, khi đó điều tra lại càng khó khăn hơn, vất vả hơn.
Vì vậy, muốn điều tra truy vết hiệu quả thì phải nắm rất chắc địa bàn, di biến động dân cư, huy động sự vào cuộc của cộng đồng, trách nhiệm của các tổ Covid-19, chính quyền cơ sở. Nếu bỏ lỡ thời gian vàng ban đầu để điều tra, truy vết đến khi dịch ngấm sâu vào cộng đồng, không thể còn đủ lực lượng truy vết được nữa, lúc này chỉ là đuổi theo dịch chứ không thể kiểm soát được dịch.
Quản lý công dân tiếp xúc các F
Qua tìm hiểu từ đồng nghiệp và bệnh nhân điều trị trong bệnh viện thấy rằng rất nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tự xét nghiệm phát hiện dương tính nhưng không quản lý chặt hoặc không được quản lý để bệnh nhân tự cách ly, tự theo dõi, tự điều trị và tự tìm cơ sở y tế mà không được hướng dẫn y tế, các biện pháp phòng hộ an toàn. Đây vừa là nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, vừa dẫn đến diễn biến nặng khi không được theo dõi, chăm sóc điều trị kịp thời.
Ngay trong cơ sở y tế cũng phải khoanh rõ và có hàng rào cứng, mềm, hệ thống biển báo để xác định vùng xanh, vùng vàng, vùng đỏ để hướng dẫn, kiểm soát chặt việc di chuyển của bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ người ra vào cơ sở y tế. Việc này cần vai trò quan trọng của lực lượng bảo vệ hoặc công an, quân đội làm nhiệm vụ chốt chặn tại các vị trí trong bệnh viện.
Truy vết và xét nghiệm phải đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xét nghiệm diện rộng để phát hiện và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần triển khai xét nghiệm đại trà mà không có trọng tâm, trọng điểm thì vừa không bóc được F0 ra khỏi cộng đồng vừa tốn kém rất lớn về nhân lực, vật lực. Đa số các ca dương tính đều là ca cộng đồng và được phát hiện bị động thông qua xét nghiệm các trường hợp có triệu chứng, nên một tỷ lệ F0 không triệu chứng, không được xét nghiệm bị bỏ qua và lây lan trong cộng đồng. Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hướng dẫn người dân tự xét nghiệm test nhanh và báo cho y tế để quản lý.
Muốn xác định được nguồn lây, xác định được trọng tâm, trọng điểm dịch thì lại cần truy vết chính xác để chỉ ra khu vực nào phải xét nghiệm, nhóm đối tượng nào cần xét nghiệm. Điều này truy vết và xét nghiệm phải đi đôi với nhau và không thể tách rời nhau.
Về nhân lực trong bệnh viện dã chiến
Cán bộ y tế phải được tập huấn đầy đủ về kiến thức, kỹ năng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước khi nhận nhiệm vụ. Tuân thủ nghiêm phòng, chống nhiễm khuẩn, tránh lây chéo từ bệnh nhân sang nhân viên y tế và giữa các nhân viên y tế. Trang phục phòng hộ cho nhân viên y tế phải đầy đủ, đảm bảo chất lượng từ bộ quần áo, kính chắn giọt bắn, khẩu trang y tế, găng tay. Nhất là cồn 70 độ để khử khuẩn toàn thân cho nhân viên khi kết thúc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mà ít độc hại và dễ sử dụng.
Việc quản lý nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện dã chiến lưu trú tại các nhà nghỉ, khách sạn cần được quan tâm, chia ca, kíp, chế độ ăn, bố trí nơi nghỉ cho cán bộ nam, nữ cũng phải phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho việc phục vụ theo bệnh nhân từng khu cụ thể. Nguyên tắc các kíp làm việc cùng nhau thì ở cùng phòng, cùng khu, không giao lưu với kíp làm việc khác; ngay cả trong quá trình di chuyển cũng phải tính toán để các kíp khác nhau không di chuyển cùng nhau để tránh trường hợp lây nhiễm chéo trong nội bộ; đặc biệt không được tiếp xúc với bên ngoài vì đã có trường hợp đáng tiếc nhân viên y tế trốn về thăm nhà lây bệnh cho gia đình.
Công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn
Cần cập nhật kịp thời các hướng dẫn chẩn đoán điều trị mới nhất là việc phải làm thường xuyên vì Covid-19 là bệnh hoàn toàn mới, thế giới vẫn còn chưa hiểu hết về cơ chế bệnh sinh và các phương pháp điều trị. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá, phân loại nguy cơ bệnh nhân ngay từ đầu để phân luồng điều trị và chỉ định thuốc phù hợp. Tuy chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể, nhưng thực tế cho thấy khi phân loại bệnh nhân sớm, xác định được các nhóm bệnh nhân nguy cơ, có bệnh nền để chỉ định sử dụng sớm các loại thuốc kháng viêm, kháng đông, kháng virus ngay từ khi chưa có biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm đã làm giảm rõ rệt các triệu chứng, bệnh nhân phục hồi nhanh, giảm thời gian nằm viện và tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng tử vong giảm rõ rệt. Ngoài ra việc quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm kèm theo Covid-19 cũng góp phần vào kết quả điều trị vì có một tỷ lệ lớn bệnh nhân thường kèm theo bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì..., các đối tượng này có nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng và điều trị khó khăn hơn các nhóm bệnh nhân khác.
Khám sàng lọc và thu dung, phân tầng điều trị bệnh nhân trong tình huống số lượng bệnh nhân F0 lớn
Phải phân loại những bệnh nhân F0 không có triệu chứng theo dõi chăm sóc, điều trị tại nhà dưới sự quản lý giám sát hàng ngày của Trạm y tế lưu động, phát hiện kịp thời khi có diễn biến nặng sẽ chuyển vào khu điều trị.
Tại các bệnh viện việc phân tầng điều trị rất cần thiết trong đánh giá, phát hiện sớm bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng để kịp thời chuyển tầng điều trị phù hợp. Mô hình bệnh viện dã chiến đa tầng đã thể hiện rõ ưu điểm khi có lực lượng chuyên môn sâu về hồi sức cấp cứu rải ở các tầng để chăm sóc, theo dõi, điều trị, phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu nặng từ sớm để chuyển tầng kịp thời. Trong khi đó với các bệnh viện dã chiến đơn tầng, nhân lực chuyên môn sâu về hồi sức cấp cứu chỉ tập trung ở các bệnh viện hồi sức Covid-19 tầng 3, còn các tầng 1, 2 đều là lực lượng không chuyên khoa nên việc phát hiện sớm các diễn biến bất thường chuyển nặng của bệnh nhân rất khó khăn, khi phát hiện ra thì thường đã là rất nặng và kể cả khi đã được chuyển lên bệnh viện tầng cao nhất để điều trị thì thủ tục hành chính trong chuyển viện cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và điều trị liên tục cho bệnh nhân.
Đối với các khu điều trị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, vừa và nặng
Phải luôn đảm bảo đáp ứng đủ trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc thiết yếu trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Đặc biệt cần có hệ thống oxy lỏng. Vì lưu lượng oxy dùng cho bệnh nhân rất nhiều, thở lưu lượng cao có thể 1 giờ hết 1 bình oxy lớn nên việc chủ động nguồn oxy là rất quan trọng.
Đối với khu điều trị bệnh nhân triệu chứng nhẹ và vừa, nên có bộ đàm để nhân viên y tế liên hệ, trao đổi, hướng dẫn bệnh nhân, để nhân viên y tế kịp thời nắm bắt phát hiện sớm, nhanh hơn về diễn biến của bệnh trong khi nhân viên y tế không có ở buồng bệnh. Lập nhóm Zalo để kết nối giữa bác sỹ với bệnh nhân, vừa nắm bắt được tình hình diễn biến bệnh vừa hạn chế tiếp xúc với nhân viên y tế.
Đối với khu bệnh nhân nặng phải thở HFNC (máy oxy dòng cao), thở máy xâm nhập nên có camera cho từng bệnh nhân, buồng bệnh để cho kíp trực dễ dàng theo dõi các chỉ số trên Moniter và các chỉ số cài đặt trên máy thở nhằm hạn chế được cho nhân viên y tế đỡ tiếp xúc nhiều với bệnh nhân.
Duy trì trực chỉ huy 24/24 tại các bệnh viện dã chiến có ý nghĩa hết sức quan trọng để kết nối trực tiếp đến các khu điều trị nhằm nắm bắt, phát hiện sớm diễn biến bất thường và chỉ đạo kíp trực xử lý ngay. Đồng thời cũng rất thuận tiện trong việc trao đổi hay hội chẩn chuyên môn trực tuyến với tuyến trên trong bối cảnh khoảng cách địa lý và trình trạng cấp thiết của người.
Chăm sóc dinh dưỡng, tinh thần cho bệnh nhân
Nhiều bệnh nhân Covid-19 bị mất khứu giác, mất vị giác và các triệu chứng hô hấp như tức ngực, nặng ngực, ho kéo dài, kèm theo là đau nhức, mệt mỏi toàn thân nên cần chăm sóc dinh dưỡng, vật lý trị liệu cho bệnh nhân cẩn thận với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng, phù hợp chế độ bệnh lý và đảm bảo an toàn thực phẩm; uống đủ nước, tập thể dục và vận động phù hợp, đồng thời hướng dẫn các bài tập thở, tập ho chủ động sẽ hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong thời gian nằm viện.
Khi mắc Covid-19 trong đại dịch lần này, được chứng kiến rất nhiều người đã nhiễm, đã vượt qua nhưng cũng nhiều người không qua khỏi. Điều đó để lại trong mỗi bệnh nhân một ấn tượng, một cung bậc cảm xúc khác nhau. Có người tiếp nhận một cách nhẹ nhàng thoái mái, nhưng nhiều bệnh nhân hoang mang, lo lắng, tâm lý nặng nề dẫn đến bồn chồn, mất ngủ, thậm chí có bệnh nhân suy sụp, rối loạn tâm thần. Hơn nữa khi mắc bệnh phải cách ly điều trị xa gia đình và tự chăm sóc mà không có người thân bên cạnh là điều hết sức khó khăn với nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy ngoài việc chăm sóc điều trị cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng bệnh nhân để chia sẻ động viên bệnh nhân yên tâm điều trị vượt qua giai đoạn khó khăn, giúp bệnh sớm hồi phục. Những bản nhạc giao hưởng hay những giai điệu không lời nhẹ nhàng kèm theo là các bài hướng dẫn tập thở, tập ho chủ động qua hệ thống loa trong bệnh viện dã chiến mỗi buổi sáng sớm và xế chiều có lẽ là bài thuốc tinh thần cho bệnh nhân mà chúng ta nên áp dụng.
Tác giả: Tác giả: ĐL
Nguồn tin: laichau.gov.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập153
- Hôm nay13,050
- Tháng hiện tại313,070
- Tháng trước4,400,451
- Tổng lượt truy cập84,369,448