“Chìa khóa” thúc đẩy ngành Nông nghiệp phát triển
Cây chuối đã giúp người dân huyện biên giới Phong Thổ tăng thêm thu nhập.
Hiệu quả bước đầu
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của ngành Nông nghiệp và UBND các huyện, thành phố, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Điển hình, toàn tỉnh trồng mới 702,1ha chè tập trung, chăm sóc 59,8ha chè cổ thụ, 289ha xoài, 20ha chanh leo, 66ha chuối, nâng tổng diện tích lúa toàn tỉnh lên 32.297ha, chè 8.620ha, diện tích cây ăn quả 8.292ha. Sản lượng các loại cây trồng đều đạt và vượt so với kế hoạch. Từ đó, tình hình một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như: lúa, chè tại các huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Phong Thổ, Than Uyên; chanh leo ở Tân Uyên, Than Uyên; chuối ở Phong Thổ…
Ngoài ra, trong tỉnh đã có 2 huyện triển khai thực hiện hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi trâu bò; 3 huyện hỗ trợ phát triển 590 thùng ong; huyện Nậm Nhùn hỗ trợ 50 lồng nuôi cá trên lòng hồ thủy điện. Toàn tỉnh có 5 cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất; 4 cơ sở chế biến chè, sản xuất và kinh doanh nấm đông trùng hạ thảo áp dụng tiêu chuẩn ISO trong sản xuất, chế biến; 6 cơ sở ứng dụng nhà màng, nhà lưới trong sản xuất; 4 cơ sở có hệ thống tưới nhỏ giọt.
Từ thành phố Lai Châu chúng tôi đến thăm các xã: Lản Nhì Thàng, Huổi Luông, Ma Li Pho, Hoang Thèn (huyện Phong Thổ). Trong sắc vàng nở rộ của hoa dã quỳ, những mảnh vườn, nương trồng chè, bưởi, chuối, xoài dần hiện ra xanh mướt. Bóng dáng của những người nông dân chăm chỉ đang thu hoạch, vận chuyển chuối đi bán, chuối nhiều, người dân chủ động đi thu mua để kiếm thêm thu nhập.
Chị Tẩn Xa Hào, người dân ở xã Hoang Thèn nói: “Thấy các mặt hàng nông sản bà con sản xuất ra nhiều nhất là chuối tây, vợ chồng tôi mạnh dạn đầu tư trên 400 triệu đồng mua ôtô làm phương tiện đi thu mua chuối ở các xã lân cận rồi mang ra cửa khẩu Ma Lù Thàng bán. Mỗi tháng, vợ chồng tôi thu lãi 11-12 triệu đồng”.
Thời gian qua, huyện Phong Thổ đã tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa thông qua việc chăm sóc 4.509,99ha cây ăn quả; đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. Kết thúc năm 2021, huyện gieo trồng được 4.671ha lúa, sản lượng 21.806 tấn. Huyện cũng chỉ đạo chăm sóc 30ha chè cổ thụ, 251,67ha chè trồng mới. Giá trị xuất khẩu hàng địa phương của huyện năm 2021 ước đạt 23 triệu USD (tăng 5,4 triệu USD so với năm trước). Điều này đã góp phần giúp huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các mục tiêu, nhiệm vụ của huyện, đưa vùng biên ngày càng khởi sắc.
Với huyện Than Uyên, tranh thủ các nguồn lực đầu tư, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến nay đã hình thành và phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung với quy mô 1.300ha, sản lượng đạt 6.500 tấn/năm. Huyện phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế như: chè 1.342ha, cây ăn quả 220ha. Đặc biệt, hình thành liên kết chuỗi giá trị gạo séng cù (30ha) giữa Hợp tác xã xây dựng Thanh Xuân với 190 hộ dân 2 xã: Mường Cang, Hua Nà. Phương thức chăn nuôi dần chuyển sang trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.
Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại
Một chuyển biến tích cực từ phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung trong tỉnh mang lại chính là có thêm nhiều sản phẩm chất lượng. Lũy kế đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 106 sản phẩm được công nhận và cấp giấy chứng nhận OCOP. Một số sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu gồm: gạo tẻ râu Phong Thổ, gạo séng cù Than Uyên; chè, gạo nếp tan co giàng (Tân Uyên); chè Tam Đường...
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đang nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Hiệu quả bước đầu trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung khẳng định bước đi đúng đắn của tỉnh và là động lực để đưa ngành Nông nghiệp tiếp tục phát triển.
Hướng tới mục tiêu đưa Nghị quyết số 05-NQ/TU đi vào cuộc sống, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ cho người dân về sản xuất, thâm canh các loại cây nông nghiệp hàng hóa tập trung. Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng, thực hiện tốt các quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao... tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tác giả: Thanh Hoa
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập147
- Hôm nay9,561
- Tháng hiện tại316,778
- Tháng trước4,400,451
- Tổng lượt truy cập84,373,156