Nhịp sống mới trên các bản tái định cư
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là bản TĐC Kim Pu (xã Trung Đồng). Con đường về bản hôm nay dường như đẹp và tươi sáng hơn. Hai bên đường những bông hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, điểm xuyết thêm màu vàng của bông hoa cúc quỳ cuối vụ kịp nở để đón xuân sang. Hơn 11 năm ổn định đời sống trên vùng đất mới, cuộc sống của 100% các hộ đồng bào dân tộc Khơ Mú trong bản có nhiều thay đổi rõ rệt từ trong tư duy, nếp nghĩ, cách làm.
Bởi khi chuyển về nơi ở mới, bà con trong bản liên tiếp được các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào chăn nuôi, trồng trọt. Cảnh khó khăn, tạm bợ trước đây giờ được thay thế bằng những con đường bêtông phẳng lỳ, những ngôi nhà khang trang, kiên cố ngày càng được xây dựng nhiều; không còn phải lo đói ăn như những năm trước tại nơi ở cũ. Cuộc sống của bà con không ngừng được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo bản làng.
Anh Hoàng Văn Sáng - Trưởng bản TĐC Kim Pu chia sẻ: Còn nhớ khi chuyển từ xã Tà Mít về đây để nhường đất ở, đất sản xuất cho vùng ngập lòng hồ Thủy điện Bản Chát bà con ai cũng băn khoăn, lo lắng. Bởi về quê mới, mọi thứ phải làm lại từ đầu. Từ dựng mới nếp nhà đến tìm nơi sản xuất mới rồi đến cả cách sinh hoạt.
Nhưng hóa ra TĐC nhường đất sản xuất không phải là triệt đi sinh kế mà mở ra một con đường mới cho dân bản phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Bởi đường sá đi lại thuận tiện, có điện sáng, trong nhà, ngoài sân. Mọi người khi đi làm về đều tụ tập quây quần dưới ánh điện chia sẻ với nhau về chuyện nuôi con gì, trồng cây gì. Tuy đa số diện tích đất sản xuất cũ đã nằm sâu trong lòng hồ thủy điện, nhưng nhờ Nhà nước quan tâm, chăm lo cấp đất, con giống, cây giống, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi nên kinh tế cũng đã dần ổn định.
Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của bà con bản TĐC Kim Pu (xã Trung Đồng) những ngôi nhà mới xây kiên cố ngày càng nhiều.
Đến nay, cả bản Kim Pu có gần 300 con trâu, bò được bà con phát triển theo hướng hàng hóa, hơn 13ha ruộng nước được bà con cấy giống lúa chất lượng cao, vừa để phục vụ nhu cầu sử dụng, vừa để bán ra thị trường. Được sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn dân bản cải tạo vườn tạp, đất nương mở rộng diện tích trồng ngô, trồng quế và nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng để được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do đó, trong bản dần xuất hiện nhiều hộ phát triển kinh tế khá từ trồng trọt chăn nuôi, thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình anh Lò Văn Thầu, Hoàng Văn Mòi…
Ngoài phát triển kinh tế từ đồng đất, cả bản còn có hơn 30% người dân có việc làm ổn định tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của bản còn 5,2%.
Không chỉ có bản Kim Pu, các bản TĐC trên địa bàn huyện Tân Uyên đều được đầu tư điện, đường giao thông, công trình thủy lợi, điểm trường đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để bà con đi lại thuận lợi hơn và đẩy mạnh giao thương. Cơ sở hạ tầng đảm bảo đã giúp các bản TĐC ở các xã: Nậm Cần, Trung Đồng, Pắc Ta, Tà Mít, Phúc Khoa… phát triển kinh tế, góp phần đưa xã cán đích nông thôn mới. Đến nay, Tân Uyên đã trở thành huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
Đưa chúng tôi đi thăm bản, anh Vì Văn Thương (bản TĐC Phiêng Lúc, xã Nậm Cần) tâm sự: "Trước đây, đường đi lối lại trong bản khó khăn lắm, mưa lầy, nắng bụi; phòng học cũng tạm bợ, nhưng giờ đã khác, đường mới mở thênh thang, đi lại thuận lợi cả 2 mùa mưa - nắng, điểm trường được dựng xây khang trang tại bản, giúp cho việc học tập của con em nơi đây thuận lợi hơn rất nhiều".
Hạ tầng cơ sở được đầu tư đã góp phần đánh thức tiềm năng, thế mạnh của các bản TĐC, giúp đời sống bà con nơi đây có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Hệ thống thủy lợi được đầu tư kiên cố giúp bà con thêm yên tâm mở rộng diện tích canh tác, với gần 5.000ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 22 nghìn tấn. Từ khi về TĐC ở bản mới, bà con dần thoát khỏi cuộc sống bấp bênh trước đây, để giúp bà con "lạc nghiệp" nơi bản mới, những năm qua, cán bộ ngành Nông nghiệp của huyện đã cùng bà con xuống đồng đẩy mạnh thâm canh, xây dựng các mô hình khuyến nông, đưa các giống mới có năng suất, sản lượng và chất lượng cao vào sản xuất.
Được sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, Nhân dân bản TĐC Phiêng Áng (xã Nậm Cần) tích cực trồng và chăm sóc cây quế, góp phần nâng cao thu nhập.
Cùng với các loại cây trồng truyền thống, dân bản được cán bộ chuyên môn "cầm tay chỉ việc" nên mạnh dạn mở rộng diện tích trồng chè, trồng quế và trồng cây ăn quả xen chè như: bơ, nhãn... Diện tích cây ăn quả của các bản TĐC hiện có gần 200ha, sản lượng trung bình đạt gần 300 tấn. Hạ tầng sản xuất nông nghiệp được đầu tư đã giúp các bản TĐC trên địa bàn huyện Tân Uyên được đánh thức tiềm năng thế mạnh và tạo ra thu nhập. Tết này, dân bản thêm sung túc, rộn rã đón xuân về.
Di chuyển tới nơi ở mới cũng tác động không nhỏ tới tập quán sản xuất, canh tác của bà con nơi đây. Để khắc phục, cùng với việc tập trung tái cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp, huyện cũng thực hiện tốt hỗ trợ chuyển đổi phương thưc chăn nuôi. Cùng với đó, huyện cũng chú trọng đào tạo nghề cho người lao động vùng nông thôn bám sát nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt, mở các lớp đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực thực phẩm, nhất là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở các xã Tà Mít, Nậm Cần… đã tạo cơ hội cho bà con vươn lên thoát nghèo. Minh chứng rõ bằng con số dưới 10% tỷ lệ hộ nghèo của người dân ở các bản TĐC trên địa bàn huyện Tân Uyên (giảm hơn 16% so với năm 2016).
Mùa xuân mới nữa đang về, một cuộc sống ấm no đã và đang hiện hữu ở các bản TĐC của huyện Tân Uyên. Nhìn lại những thành quả đã đạt được, tin rằng với sự chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội, năm sau bà con ở các bản TĐC trên địa bàn huyện lại có thêm những thành công mới để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tác giả: Ánh Hồng
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập38
- Hôm nay13,401
- Tháng hiện tại286,671
- Tháng trước340,122
- Tổng lượt truy cập83,885,141