Lai Châu: Mảnh đất “màu mỡ” thu hút các nhà đầu tư vào nông nghiệp
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên trên 9.000km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 58%; dân số gần 47 vạn người với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, khu vực nông thôn chiếm trên 82%. Lai Châu có rất nhiều những tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp với diện tích tự nhiên lớn, tỷ lệ che phủ rừng gần 51% và trên 240.000ha đất chưa sử dụng, 24.000ha đất lúa, 17.000ha đất ngô; diện tích mặt nước hồ các thủy điện trên 1.6000ha, thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản; mật độ sông suối cao đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nguồn lao động dồi dào; khí hậu nhiệt đới thích hợp phát triển các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, quy mô lớn...
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều lợi thế riêng như có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp và kinh tế biên mậu; khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng bản sắc văn hóa độc đáo của 20 dân tộc anh em với nhiều điểm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm hấp dẫn; hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư với tuyến đường nối Cao tốc Hà Nội - Lào Cai và thành phố Lai Châu, dự án Hầm Hoàng Liên kết nối với thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai... tạo điều kiện thúc đẩy kết nối vùng, liên vùng.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm và đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, đồng thời, cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề, đề án để triển khai thực hiện như: Nghị quyết về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Đề án về phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung...
Nhờ đó, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển rõ nét: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm 2004; tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp bình quân giai đoạn 2004-2020 đạt trên 22%; hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như trên 8.000ha chè, gần 13.000ha cao su, trên 5.000ha mắc ca, 4.000ha chuối... Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm được đẩy mạnh với 106 sản phẩm OCOP. Chăn nuôi tăng trưởng khá, tổng đàn tăng hàng năm với nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn. Những kết quả này cho thấy đây là hướng đi đúng, nhiều triển vọng đưa Lai Châu phát triển.
Giai đoạn 2021-2025, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với nguồn ngân sách dự kiến trên 1.000 tỷ đồng. Đồng thời thành lập các hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp như Hiệp hội nông sản, Hiệp hội Sâm Lai Châu nhằm tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau về nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cùng phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại tỉnh.
Trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đã xác định 04 chương trình trọng điểm, trong đó có 2 chương trình trọng điểm là phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung và phát triển rừng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm với mong muốn huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
Những tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển đã được Lai Châu cụ thể hóa trong Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030 định hướng đến năm 2050, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và hàng năm, đồng thời, tập trung bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất. Tỉnh cũng đã và đang xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đội ngũ lãnh đạo các cấp năng động, sáng tạo, quyết tâm đổi mới và phát triển, đưa Lai Châu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Lai Châu vừa được tổ chức cuối năm 2021 thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh tại tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp với mong muốn được tiếp nhận, chuyển giao các dự án sản xuất, chế biến ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn, hướng tới mục tiêu hợp tác cùng phát triển, góp phần phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng: Nông nghiệp Lai Châu có tiềm năng rất lớn, thứ nhất là về đất đai, thứ hai về khí hậu, thứ ba là giao thông, thứ tư là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức rất nhiệt tình, say sưa với công việc đổi mới... Với tỷ trọng nông nghiệp còn chiếm tương đối lớn trong GRDP nên việc quan tâm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hàng hóa gắn với chất lượng cao, với chuỗi giá trị… Đây chính là nhận dạng, là tư duy đổi mới, là những giải pháp sáng suốt của lãnh đạo tỉnh Lai Châu.
Với những tiềm năng sẵn có, cùng rất nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù, cấp ủy, chính quyền trong Tỉnh luôn cam kết sẽ phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tại địa phương, có thể tin tưởng rằng Lai Châu sẽ không chỉ là mảnh đất màu mỡ để đầu tư, mà còn là nơi để doanh nghiệp cất cánh.
Tác giả: Tác giả: Lê Dũng
Nguồn tin: laichau.gov.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trƣờng và công tác quản lý giá tháng 10 năm 2023
Thống kê truy cập
- Đang truy cập68
- Hôm nay5,750
- Tháng hiện tại264,834
- Tháng trước359,313
- Tổng lượt truy cập83,523,182