Hiệu quả từ tái cơ cấu nông nghiệp
Tại xã Mường Mô, hình thành khu vực nuôi cá lồng với quy mô trên 400 lồng cá của các hợp tác xã và người dân. Không chỉ nuôi các loại cá thông thường, nhiều hộ còn nuôi cá lăng, chiên chấm là những loại cá đặc sản, giá trị kinh tế cao. Ông Trần Anh Đôn - Chủ tịch UBND xã Mường Mô cho biết: Nuôi cá đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Tới thời điểm này định hướng phát triển nuôi cá vẫn là hướng đi đúng, tuy có thời điểm khó tiêu thụ bởi dịch Covid-19. Ngoài nuôi cá, xã còn hướng người dân phát triển trồng xoài, nhãn và chăn nuôi đại gia súc theo quy mô tập trung, trang trại đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Tại xã Lê Lợi, thực hiện chủ trương trên xã đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi nhiều diện tích đất nương kém hiệu quả sang trồng cây mắc-ca, dứa và nuôi đại gia súc. Đến thời điểm này, xã đã trồng tập trung được hơn 30ha cây mắc-ca, trên 10ha dứa và phát triển đàn gia súc lên đến trên 2.000 con. Từng bước nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn xã.
Tái cơ cấu nông nghiệp, người dân xã Lê Lợi chuyển đổi sang trồng dứa đem lại thu nhập cao và ổn định hơn.
Giá trị kinh tế từ ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục tăng trưởng khá và ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, các loại cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng; phát triển đầu tư thâm canh nâng cao sản lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng tính cạnh tranh của sản phẩm. Một trong những chính sách góp phần thúc đẩy và từng bước giúp Nậm Nhùn hình thành được các vùng sản xuất tập trung phải kể đến đó là Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Trên lĩnh vực trồng trọt, phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước, huyện có diện tích lòng hồ, đồng cỏ lớn; địa hình phân hóa với những xã vùng thấp mang đặc điểm nóng, ẩm và vùng cao có những khu vực quanh năm mát mẻ. Đó không chỉ là khó khăn mà cũng là điều kiện để huyện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô trang trại, nhất là với nuôi lợn, cá, trâu, bò. Thực hiện phương châm chăn nuôi có chuồng trại, hạn chế tối đa các hoạt động chăn nuôi thả rông gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, trồng trọt.
Tập trung chăn nuôi đại gia súc nơi có điều kiện, thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ tự phát nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát. Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, chủ động xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện.
Đến nay, việc tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính đến hết năm 2021, tổng diện tích cây mắc-ca trên địa bàn 166,2ha, nhiều diện tích bước đầu cho thu nhập và hiện huyện vẫn tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây mắc-ca cho người dân. Toàn huyện có 460,35ha cây ăn quả các loại gồm: nhãn, xoài, chanh leo, dứa; duy trì diện tích cây dược liệu với 181ha cây sa nhân tím và 186,7ha cây thảo quả dưới tán rừng, chủ yếu trồng tại các xã biên giới: Trung Chải, Nậm Ban, Hua Bum.
Tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn huyện trên 205 nghìn con, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%; trong đó, đại gia súc gồm đàn trâu, bò hơn 14 nghìn con. Tổng số lồng cá trên vùng lòng hồ Thủy điện Lai Châu hơn 400 lồng, chủ yếu thả các loại cá rôphi đơn tính, trắm, chép và cá lăng. Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay bình quân đạt 14,9 tiêu chí/xã; tỷ lệ giảm nghèo đạt 3,8%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/người/năm.
Ông Đỗ Văn Thắng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nậm Nhùn cho biết: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn đã giúp thay đổi nhận thức của Nhân dân đối với sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thông qua chương trình hỗ trợ từ Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua, người dân trên địa bàn huyện đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; từng bước đưa các loại giống mới, năng suất cao vào thay thế cho giống cũ, kém hiệu quả. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tác giả: Nguyễn Tùng
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trƣờng và công tác quản lý giá tháng 10 năm 2023
Thống kê truy cập
- Đang truy cập44
- Hôm nay10,762
- Tháng hiện tại251,838
- Tháng trước359,313
- Tổng lượt truy cập83,510,186