Thứ năm, 21/11/2024, 13:39

Mường Tè phát triển sản phẩm OCOP

Thứ bảy - 11/06/2022 09:54
(BLC) - Thời gian qua, huyện Mường Tè có nhiều cách làm trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP. Từ đó, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày...

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới, gồm 14 xã, thị trấn, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Những năm qua, huyện tập trung phát triển các sản phẩm (cây trồng, vật nuôi) lợi thế của địa phương, giúp hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích. Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, gắn với xây dựng nông thôn mới; tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

sản phẩm OCOP

Sản phẩm ớt trung đoàn OCOP 3 sao được trưng bày, quảng bá tại Hà Nội.

Để phát triển sản phẩm OCOP, hằng năm, huyện Mường Tè xây dựng kế hoạch về chương trình mỗi xã một sản phẩm; tăng cường truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm tăng giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung tuyên truyền sâu rộng về nội dung chương trình OCOP thông qua các hội nghị, hội thảo cấp huyện, xã, bản; các cuộc họp, hội nghị của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Thông qua đó, nâng cao nhận thức, giúp người dân nắm được cơ chế, chính sách của Nhà nước về việc phát triển sản phẩm OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và cách làm hay, các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện cho chủ thể sản xuất tham gia các lớp tập huấn thực hiện chương trình OCOP do Trung ương, tỉnh triển khai; tham quan học tập, trao đổi học tập kinh nghiệm xây dựng điểm trưng bày sản phẩm OCOP tại các địa phương khác để áp dụng vào thực tiễn...

Ông Tống Văn Thi - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Tè cho biết: "Đến nay, toàn huyện có 5 sản phẩm OCOP đạt 3 sao gồm: Mật ong rừng, chè dây leo của Hợp tác xã (HTX) Bình An; ớt trung đoàn ngâm dấm, thảo quả (HTX Thanh Nga); thịt trâu sấy ở Bum Nưa (HTX Thắng Tuế). Có được kết quả trên, chúng tôi tích cực tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP đến đông đảo Nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX và các hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường liên kết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại địa phương để có nhiều sản phẩm tham gia OCOP; kiểm soát tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh...".  

Năm 2021, xã Thu Lũm có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, là ớt trung đoàn ngâm dấm và thảo quả. Trong đó, ớt trung đoàn ngâm dấm là một trong những sản phẩm OCOP được nhiều người ưa chuộng bởi có độ cay và hương vị rất đặc trưng, do người bản địa trồng và chăm sóc, đảm bảo các yếu tố an toàn thực phẩm.

Ông Lê Văn Thanh - Giám đốc HTX Thanh Nga chia sẻ: “Sau khi có chứng nhận OCOP 3 sao, sản phẩm ớt trung đoàn tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh từ chất lượng đến mẫu mã sản phẩm. Để giải quyết đầu ra cho người dân cũng như đưa ớt trung đoàn tới mọi miền Tổ quốc, vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, HTX thu gom ớt từ bà con các bản, trung bình mỗi tháng thu về gần 5 tạ ớt, với giá đầu vụ và cuối vụ từ 200-250nghìn đồng/kg, vụ chính khoảng 150 nghìn đồng/kg. Mỗi năm HTX thu gom được gần 2 tấn ớt, chủ yếu xuất bán cho các quán tạp hóa, quán ăn trong tỉnh và Hà Nội. Hưởng ứng chương trình mỗi xã có 1 sản phẩm đăng ký chương trình OCOP, do UBND tỉnh, huyện tổ chức, HTX xây dựng lộ trình phát triển và phấn đấu đưa sản phẩm tham gia chương trình OCOP từ năm 2017 đến nay đã đạt 3 sao".

sản phẩm OCOP 2

Ông Đao Văn Hơn (Khu phố 1, thị trấn Mường Tè) giới thiệu sản phẩm rượu cho khách hàng.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp HTX, các hộ dân trên địa bàn huyện Mường Tè tiếp cận với phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh khoa học, khuyến khích sáng tạo, cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, làm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản. Từ đó, thúc đẩy mở rộng sản xuất, doanh số bán hàng của người dân có sản phẩm OCOP đạt sao tăng lên. Năm 2022, huyện Mường Tè có 2 sản phẩm dự kiến sẽ tham gia đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh gồm: Khoai sọ ở 2 xã: Nậm Khao và Kan Hồ; rượu PuSilung ở khu 1, thị trấn Mường Tè.

Thời gian tới, huyện Mường Tè tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về sản phẩm OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích các hộ dân, HTX mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP...

Tác giả: Gió Pư

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập59
  • Hôm nay10,762
  • Tháng hiện tại249,338
  • Tháng trước359,313
  • Tổng lượt truy cập83,507,686
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây