Thứ ba, 21/01/2025, 20:24

Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần

Thứ hai - 18/04/2022 02:26
Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu ban hành Công văn số 173/CV-TTCH ngày 17/4/2022 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần.

Điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần

 

1. Định nghĩa ca bệnh và các biện pháp y tế áp dụng kèm theo

1.1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:

 a) Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:

- Sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau; nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

b) Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARSCoV-2 (trừ trường hợp nêu tại điểm b, c của mục 1.2).

c) Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP) có chỉ định nhập viện.

Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học…với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

1.2. Ca bệnh xác định (F0) là một trong các trường hợp sau:

a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR).

b) Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

c) Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

* Biện pháp y tế đối với ca bệnh giám sát, ca bệnh xác định 

Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế, của tỉnh còn hiệu lực.

* Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định:

- Đối với ca bệnh xác định có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 02 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 03 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp).

- Đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 02 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với vi rút SARSCoV-2.

1.3. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau: - Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 01 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 01 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

* Biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định, người tiếp xúc gần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp y tế sau:

- Bảo đảm các biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.

- Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh), khi có triệu chứng của bệnh (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau; nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Khi có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm theo quy định.

2. Văn bản này thay thế mục 4; 5 – Phần I. Một số khái niệm tại Văn bản 3 số 40/CV-TTCH ngày 18/01/2022 của Trung tâm chỉ huy PCD COVID-19 về việc Hướng dẫn cách ly y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; bãi bỏ Văn bản số 350/SYT-NVY ngày 21/02/2022 của Sở Y tế về việc Cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần; các văn bản đã ban hành trước đây có nội dung trái với nội dung được quy định tại Văn bản này thì thực hiện theo nội dung văn bản này.


Tác giả: Phạm Thu Hoài

Tác giả: Tác giả: Phạm Thu Hoài

Nguồn tin: laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập54
  • Hôm nay13,050
  • Tháng hiện tại310,881
  • Tháng trước4,400,451
  • Tổng lượt truy cập84,367,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây