Thứ ba, 21/01/2025, 20:09

Bài 3: Đưa mắc-ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả

Chủ nhật - 17/04/2022 19:56
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phát triển mắc-ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông...

* Bài 2: Phát triển bền vững, đúng quy hoạch

Bài 3: Đưa mắc-ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội mắc-ca Việt Nam Huỳnh Ngọc Huy.

Phóng viên: Xin ông cho biết về chiến lược phát triển mắc-ca tại Việt Nam?

Ông Huỳnh Ngọc Huy: Hiệp hội rất vui mừng vì Đề án phát triển cây mắc-ca giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ ban hành. Định hướng phát triển đến năm 2030, phấn đấu tổng diện tích trồng Mắc ca cả nước đạt từ 130.000-150.000 ha, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000-95.000 ha), chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu). Vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha), chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc-ca (khoảng 10.000 ha).

Theo quan điểm của Hiệp hội thì việc định hướng diện dích trồng mắc-ca đến năm 2030 tại các khu vực khác khoảng 10.000 ha là thấp hơn so với tiềm năng phát triển của các tỉnh này, tuy nhiên, các tỉnh này nên tích cực phát triển, tăng diện tích trồng mắc-ca từ nay đến năm 2025, sau đó Hiệp hội sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả và sẽ đề xuất với Chính phủ để điều chỉnh chỉ tiêu phát triển của Đề án cho phù hợp với thực tiễn hơn.

Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá của Hiệp hội về về tiềm năng phát triển cây mắc-ca tại khu vực Tây Bắc?

Ông Huỳnh Ngọc Huy: Khí hậu ở Tây Bắc rất thích hợp cho việc phát triển mắc-ca, mùa khô ở đây ngắn và không quá khắc nghiệt, ngay trong mùa khô thỉnh thoảng vẫn có mưa và độ ẩm trong không khí khá cao nên giúp cây vẫn có thể phát triển. Hiện tại, 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên vẫn còn nhiều đất trống, đồi trọc và đất rừng sản xuất phù hợp để tăng diện tích trồng mắc-ca. Sơn La thì những năm qua đã phát triển mạnh cây ăn quả, cây lâu năm nên diện tích để phát triển cây mắc-ca không còn nhiều.

Khác với Tây Nguyên, Tây Bắc chưa có được bộ cây trồng lâu năm như sầu riêng, tiêu, điều, cà phê… và đặc biệt hệ thống logistics tại khu vực này đang phát triển nên việc phát triển cây mắc-ca ở Tây Bắc là rất phù hợp, hy vọng cây mắc-ca sẽ giúp nâng cao đời sống cho người dân  cũng như làm cho Tây Bắc phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai gần.

Phóng viên: Thực tế có việc nông dân khi thấy nông sản bán được giá cao đã ồ ạt trồng, sau đó giá xuống thấp hoặc thị trường không chấp nhận nữa thì nhổ bỏ trồng sang cây khác, gây hệ lụy rất xấu. Theo ông cần rút kinh nghiệm gì đối với cây  mắc-ca?

Ông Huỳnh Ngọc Huy: Mắc-ca là cây trồng lâu năm nên giống là một vấn đề rất quan trọng. Sau khi Thông tư 30 của Bộ Nông nghiệp (ngày 16/11/2018) ra đời và quy định cây mắc-ca là 1 trong 20 loại cây trồng rừng chính ở Việt Nam, đây là cơ sở pháp lý để các tỉnh được phép thành lập các hội đồng đánh giá và công nhận cây trội, cây đầu dòng để từ đó có thể lấy mắt ghép, ghép cho cây giống mắc-ca ở các vườn ươm giống.

Đầu tháng 3/2019, Hiệp hội mắc-ca Việt Nam đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 1 hội thảo lớn tại Tây Nguyên với chủ đề “Để phát triển một ngành mắc-ca thịnh vượng cho Việt Nam, mọi việc phải bắt đầu từ vườn ươm”. Sau hội thảo này, Hiệp hội đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng được gần 15 vườn ươm quy củ (phần lớn ở Tây Nguyên), đưa năng lực sản xuất cây giống mắc-ca đạt tiêu chuẩn lên gần 2 triệu cây giống mỗi năm và dễ dàng tăng công suất lên gấp đôi, bảo đảm đủ cây giống để phát triển mắc-ca trên cả nước.

Hiệp hội cũng đã xây dựng bộ quy trình, tiêu chuẩn cho việc phát triển của cây mắc-ca từ vườn ươm giống, vườn trồng, tiêu chuẩn hạt… và liên tục sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn đối với các vùng khác nhau trên cả nước. Hiệp hội cũng là 1 trong 7 thành viên sáng lập Hiệp hội Mắc-ca thế giới (WMO), ngày 10/5/2022, WMO sẽ ra mắt và họp phiên đầu tiên tại Dubai.

Tham gia WMO, ngành mắc-ca Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cọ xát, học hỏi và nhận được sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ thuật phát triển mắc-ca ở các nước đi trước đồng thời cũng giúp Việt Nam ngay từ đầu sẽ góp ý, đấu tranh cho tiêu chuẩn về chất lượng hạt mắc-ca của Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị, giá bán sản phẩm hạt mắc-ca Việt Nam trên thị trường thế giới.

WMO cũng sẽ thúc đẩy việc quảng bá lợi ích của việc dùng các sản phẩm mắc-ca, đẩy mạnh việc tiêu thụ mắc-ca, tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ hạt mắc-ca trên toàn thế giới. WMO cũng sẽ dự báo nhu cầu, sản lượng, giá bán sản phẩm mắc-ca trên thế giới trong tương lai, giúp Việt Nam định hướng việc phát triển mắc-ca trong nước.

Hiện nay, Việt Nam đã có 29 tỉnh trồng được mắc-ca với diện tích hơn 20.000 ha, sản lượng năm 2021 đạt hơn 8.000 tấn hạt nguyên vỏ (hạt NIS), đây là một sản lượng quá nhỏ so với nhu cầu trong nước và nhu cầu quốc tế (so với cà-phê, đến nay Việt Nam đã trồng được hơn 750.000 ha, trong khi cà-phê là đồ uống nên tổng nhu cầu sẽ không thể lớn bằng hạt mắc-ca là đồ ăn được).

Phóng viên: Xin ông cho biết chiến lược và mục tiêu phát triển cây mắc-ca của Hiệp hội trong thời gian tới?

Ông Huỳnh Ngọc Huy: Mắc-ca là cây lâu năm, trồng mắc-ca là trồng thêm rừng, hạt mắc-ca dễ chế biến, lưu trữ và vận chuyển. Mặt khác, hạt mắc-ca lại có thể chế biến ra rất nhiều sản phẩm như: sữa, thức ăn, bột dinh dưỡng, dầu ăn, tinh dầu, mỹ phẩm… Nhu cầu tiêu thụ ở trong nước và trên thế giới rất cao, bảo đảm đầu ra lớn và ổn định lâu dài.

Hiệp hội sẽ luôn đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp trồng mắc-ca lâu dài để phát triển thành một ngành kinh tế mạnh và thịnh vượng. Hiệp hội tiếp tục mục tiêu phát triển vùng trồng, đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ hạt mắc-ca, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển mở rộng diện tích trồng và tiêu thụ sản phẩm mắc-ca. Mục tiêu của Hiệp hội là đến năm 2025, toàn Việt Nam sẽ trồng được hơn 250.000 ha mắc-ca, đến năm 2030 Việt Nam sẽ xuất khẩu được trên 100 triệu USD các sản phẩm từ hạt mắc-ca.

Với các tỉnh khác có tiểu vùng phù hợp với việc phát triển của cây mắc-ca, Hiệp hội sẽ vận động người dân trồng xen cây mắc-ca vào các loại cây trồng chính của địa phương như: xen vào chè, cà phê… Hiệp hội cũng vận động các doanh nghiệp trực thuộc đầu tư trồng và xây dựng nhà máy để bao tiêu sản phẩm cho người dân….

Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn ông!

Tác giả: Cập nhật Thứ Tư, 13-04-2022, 16:59/DŨNG MINH (thực hiện)/nhandan.vn

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập62
  • Hôm nay13,050
  • Tháng hiện tại310,732
  • Tháng trước4,400,451
  • Tổng lượt truy cập84,367,110
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây