Thứ năm, 02/01/2025, 13:17

Về Bản Hon hôm nay

Thứ tư - 26/10/2022 21:30
(BLC) - Cách trung tâm huyện Tam Đường 20km về phía Tây Nam, xã Bản Hon được biết đến là miền sơn cước thơ mộng và hữu tình. Tại đây, các giá trị...

Theo dân gian kể lại, Bản Hon tức là “Mào rồng”, bởi mảnh đất này được ôm trọn bởi hai dòng suối Nậm Mu và Nậm Hon, được ví như hai con rồng nhỏ. Bản Hon là một trong nhiều bản làng ẩn chứa những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ít người tỉnh Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung. Ở tỉnh Lai Châu, dân tộc Lự có khoảng trên 6.000 người, là một trong 16 dân tộc ít người nhất Việt Nam, sinh sống tập trung ở hai huyện Sìn Hồ và Tam Đường.

Người dân Bản Hon (huyện Tam Đường) kéo sợi dệt vải may trang phục truyền thống.

Người dân Bản Hon (huyện Tam Đường) kéo sợi, dệt vải may trang phục truyền thống.

Đến Bản Hon, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi những nếp nhà sàn nguyên sơ, cổ kính nằm dựa lưng vào núi, mặt hướng ra dòng suối. Hiện tại 89% nếp nhà sàn của người Lự tại bản Hon được bảo tồn nguyên trạng (trên 470/528 hộ sử dụng nhà sàn). Ngày nay, do nhu cầu của khách du lịch nhiều hộ gia đình làm homestay đã tiến hành cải tạo, chỉnh trang ngôi nhà, tuy nhiên vẫn giữ nguyên hiện trạng và phù hợp với văn hóa người Lự tại bản Hon.

Trang phục của người Lự rất độc đáo và để làm ra đòi hỏi phải rất kỳ công. Người phụ nữ Lự thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ mặc áo chàm xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải được buộc thắt bởi những tua sặc sỡ, ngày thường họ mặc váy chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện công việc nương rẫy hái lượm (loại váy này là váy thường, tiếng Lự gọi là Xỉn cọ).

Những dịp lễ tết hội hè hoặc có khách quý họ mặc váy 2 lớp, hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt phần trên được dệt với những họa tiết hình quả trám, phần dưới là vải chàm đen mặt trước và sau váy được bàn tay khéo léo của người phụ nữ cắt ghép bằng những miếng vải nhỏ theo chiều dọc của váy (loại váy này là váy hoa tiếng Lự gọi là Xỉn Làn).

Cổ đeo vòng được nối 2 đầu bằng dây xà tích, đầu đội khăn cuốn nghiêng về phía trái, để lộ mặt trước với những đường viền thêu hoa văn màu trắng kẻ sọc. Trang phục của nam giới đơn giản hơn, quần áo được nhuộm chàm đen thêu họa tiết hoa văn đơn giản ở túi áo và gấu quần áo, áo cánh kiểu xẻ ngực cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt áo, họ đội khăn đen gấp nếp cuốn nhiều vòng.

Đồng chí Lò Văn Khằm - Trưởng Bản Thẳm (xã Bản Hon) cho biết: Gìn giữ những nét văn hóa truyền thống từ những việc làm thường ngày, đã trở thành việc làm thường xuyên của bà con bản tôi. Không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ cũng có ý thức cao trong việc gìn giữ văn hóa. Nhờ đó, đời sống tinh thần của người dân trong bản được nâng cao, các giá trị truyền thống tốt đẹp được phát huy.

Ẩm thực của Người Lự khá độc đáo, gồm nhiều món nướng, xào. Thường ngày người Lự sử dụng những thực phẩm sẵn có trong tự nhiên như cá suối, rêu đá, măng rừng, rau sắn, chuối rừng, rau dớn... người Lự nổi tiếng với các món “ xà sủm” làm từ thịt nạc băm cùng các gia vị hấp chín; cá nướng; cá vùi gio… Ngoài ra, còn một số loại bánh được chế biến từ bột nếp, bột ngô mang những hương vị đặc trưng riêng, người Lự rất thích ăn xôi màu. 

Với mục tiêu “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch”, những năm qua, xã Bản Hon nỗ lực tuyên truyền người dân bảo tồn các nét đẹp trong phong tục tập quán, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng công trình du lịch cộng đồng tại địa phương, đến nay, xã có khu du lịch bản Thẳm tạo được sức hút đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Đồng chí Lò Văn Lả – Phó Chủ tịch UBND xã Bản Hon cho biết: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng người dân địa phương, mà những giá trị văn hoá đặc sắc các dân tộc trên địa bàn trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch. Bà con hiểu và làm tốt việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp dân tộc mình làm điều kiện cốt lõi để xây dựng môi trường du lịch bền vững, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút được khách du lịch gần xa, mang lại nguồn lợi kinh tế”.

Với việc phát huy được lợi thế sẵn có, cùng với sự đồng lòng của người dân, tin tưởng rằng xã Bản Hon sẽ là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Lai Châu. Từ đó, mở rộng thương hiệu du lịch, quảng bá rộng rãi văn hóa con người, phong cảnh của địa phương nói riêng và của tỉnh nhà nói chung.

Tác giả: Lê Thị Ngọc Hiệp - Trường Chính trị tỉnh Lai Châu

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập27
  • Hôm nay11,037
  • Tháng hiện tại27,257
  • Tháng trước4,400,451
  • Tổng lượt truy cập84,083,635
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây