Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
Ngoài ra, huyện tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp và mở mới các tuyến đường giao thông trong các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa của người dân; phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho các vùng sản xuất, cây ăn quả tập trung.
Ông Nguyễn Thành Đồng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy huyện phát triển nhanh, bền vững. Vì vậy, huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn tuyên truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến người dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Một trong những chính sách góp phần thúc đẩy và từng bước giúp Nậm Nhùn hình thành được các vùng sản xuất tập trung phải kể đến đó là đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên lĩnh vực trồng trọt, phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước; địa hình phân hóa với những xã vùng thấp mang đặc điểm nóng, ẩm và vùng cao có những khu vực quanh năm mát mẻ.
Trồng cây quế là hướng đi hiệu qủa trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân huyện Nậm Nhùn.
Các xã vùng thấp tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm như: quế, cao su và một số loại cây ăn quả. Các xã vùng cao, biên giới như: Hua Bum, Nậm Ban, Trung Chải phát triển trồng cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới. Trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô trang trại, nhất là với nuôi lợn, cá, trâu, bò. Thực hiện phương châm “chăn nuôi có chuồng trại”, hạn chế tối đa các hoạt động chăn nuôi thả rông gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, trồng trọt. Tập trung chăn nuôi đại gia súc nơi có điều kiện, thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ tự phát nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện, chủ động xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện.
Ông Trần Anh Đôn - Chủ tịch UBND xã Mường Mô, một trong những xã điển hình triển khai nhanh, hiệu quả tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, cho biết: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của xã được thực hiện theo tiềm năng, thế mạnh mà xã hiện có. Trong đó, xã định hướng cho người dân nuôi cá lồng khu vực lòng hồ thủy điện. Ngoài ra, xã còn hướng dẫn người dân phát triển trồng xoài, nhãn và chăn nuôi đại gia súc theo quy mô tập trung, trang trại. Đến nay, xã phát triển được trên 400 lồng nuôi cá; diện tích trồng cây ăn quả hơn 40ha và đàn gia súc gồm trâu, bò lên hơn 500 con. Từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Đến thời điểm này, việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả nổi bật. Hình thành được nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Điển hình như trên địa bàn các xã: Lê Lợi, Pú Đao, Nậm Pì phát triển diện tích cây mắc-ca lên đến 166,2ha, nhiều diện tích bước đầu cho thu nhập và huyện vẫn tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho người dân; toàn huyện có 417,07ha cây ăn quả các loại gồm: nhãn, xoài, chanh leo, dứa; duy trì diện tích cây dược liệu khoảng 200ha và 186,7ha cây thảo quả dưới tán rừng, chủ yếu trồng tại các xã biên giới: Trung Chải, Nậm Ban, Hua Bum. Tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn huyện trên 275 nghìn con, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%; trong đó, đại gia súc gồm đàn trâu, bò hơn 14 nghìn con. Tổng số lồng cá trên vùng lòng hồ Thủy điện Lai Châu hơn 400 lồng, chủ yếu thả các loài cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá chép và cá lăng.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay bình quân đạt 14,5 tiêu chí/xã; tỷ lệ giảm nghèo đạt 3,8%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/người/năm.
Tác giả: Nguyễn Tùng
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập218
- Hôm nay8,552
- Tháng hiện tại281,822
- Tháng trước340,122
- Tổng lượt truy cập83,880,292