Thâm canh, nâng cao chất lượng vùng chè
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mường Khoa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về mở rộng, thâm canh nâng cao chất lượng vùng chè gắn với bao tiêu, chế biến sản phẩm trên địa bàn xã giai đoạn 2020-2025. Việc ban hành nghị quyết được Ban Chấp hành Đảng bộ xã xác định là tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, nguồn lực của tỉnh, của huyện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chè được xem là cây xóa đói, giảm nghèo.
Đảng ủy xã giao chính quyền rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cơ cấu lại quỹ đất, cơ cấu lại sản phẩm, nhất là mở rộng, thâm canh nâng cao chất lượng vùng chè. Đồng thời, điều chỉnh một số diện tích đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng chè. Mục đích nhằm quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất lớn để thuận tiện cho việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư thâm canh, liên kết chế biến chè.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lò Văn Hưởng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho hay, tổng diện tích chè trên địa bàn xã hiện có trên 500ha. Có được kết quả như hôm nay là cả một câu chuyện dài về công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng, đồng thuận chủ trương trồng chè mới trên đất Mường Khoa. Thời gian đầu, thông báo tới bà con chủ trương trồng chè trên đất đồi, đất có độ cao, nhiều hộ dân thấy ngỡ ngàng, chưa hình dung việc đưa cây trồng này vào liệu có mang lại thu nhập hay không, rồi công chăm sóc, bón phân, đầu ra, bao tiêu sản phẩm...
Thường trực Đảng ủy xã trao đổi với đảng viên cao tuổi Chi bộ bản Mường Khoa về nghị quyết thâm canh, nâng cao chất lượng cây chè.
Song, tất cả những băn khoăn đó đã được “hóa giải” trước tiên từ những đồng chí bí thư chi bộ, trưởng bản, người uy tín ở các bản. Bởi đây là những người tiếp thu, đồng thuận làm trước, sau đó bằng uy tín, trách nhiệm của mình truyền đạt lại cho bà con. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, chỉ khi có sản phẩm bằng thật thì lúc đó bà con mới “vỡ lẽ” ra hiệu quả thực sự của cây chè. Giờ đây, Nhân dân các bản: Hào Nghè, Nà An hay Mường Khoa…, nguồn thu nhập chính để cải thiện đời sống vẫn là từ cây chè. Đến nay, nhiều diện tích chè còn được bà con trồng xen cây mắc-ca nên lợi ích kinh tế cũng tăng thêm. Vụ vừa qua, một số diện tích mắc-ca trồng sớm đã bắt đầu cho quả bói.
Với những lợi ích rõ rệt từ cây chè mang lại, hiện nay, bà con đã tận dụng tối đa những diện tích có thể canh tác để trồng chè. Các nhà máy thu mua, chế biến chè đang tiến hành xây dựng, mở rộng quy mô tại xã đang là lợi thế lớn đối với người dân. Tuy nhiên, về tổng thể, số lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm chè tại đây vẫn được xã xác định là chưa tương ứng với tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện sinh thái. Việc thâm canh, đầu tư công chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu hái chè của một số nông dân chưa tuân thủ quy trình, kỹ thuật, chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng nguyên liệu; thu hái chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
Với những cơ hội và thách thức trên, việc xây dựng nghị quyết chuyên đề liên quan đến mở rộng, thâm canh, nâng cao chất lượng vùng chè nhằm mục đích phát triển hơn nữa vùng chè theo hướng hiện đại và quy mô sản xuất lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Từ đó sẽ từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất để chè có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ xã xác định mục tiêu trồng mới 100ha, đến năm 2025, toàn xã có tổng diện tích trên 600ha chè; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,47%. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện nghị quyết, với sự lãnh đạo tập trung, nghiêm túc, quyết liệt cùng sự vào cuộc của chính quyền, các tổ chức đoàn thể; sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân, xã đã trồng được 31,68ha chè (đạt 106,5% kế hoạch), trong đó có 470ha chè kinh doanh được Nhân dân thu hoạch với sản lượng chè búp tươi đạt trên 1.300 tấn. Cũng trên diện tích chè đó, người dân trồng xen được 420ha (đạt 495% kế hoạch). Nhiều hộ dân mong muốn xã tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích để được trồng chè. Như vậy có thể thấy, chưa có cây trồng nào được bà con trồng vượt kế hoạch cao như vậy, khẳng định về tính đúng đắn của chủ trương và hiệu quả kinh tế mà chính người dân được hưởng lợi nhiều nhất.
Đến hết năm 2021, toàn xã còn 170 hộ nghèo (chiếm 11,18%). Với đà phát triển như hiện nay, Mường Khoa chẳng mấy chốc đạt được chỉ tiêu nghị quyết về thâm canh, nâng cao chất lượng vùng chè, từ đó giúp xã giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập bình quân cho mỗi gia đình.
Tác giả: Thu Trang
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập37
- Hôm nay14,726
- Tháng hiện tại287,996
- Tháng trước340,122
- Tổng lượt truy cập83,886,466