Tam Đường chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Quang Đán - Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Tam Đường cho biết: “Tam Đường là huyện thuần nông với nguồn lao động nông thôn (LĐNT) khá lớn. Vừa qua, do dịch Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, huyện có 1.906 lao động tại các tỉnh, thành phố trong cả nước trở về địa phương. Để LĐNT có việc làm với thu nhập ổn định, Phòng LĐ-TB&XH huyện chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chú trọng triển khai, thực hiện việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động đạt kết quả cao”.
Đối với công tác đào tạo nghề, năm 2021, Phòng LĐ-TB&XH tham mưu UBND huyện ban hành 6 kế hoạch, 2 công văn, 3 quyết định, 1 tờ trình và 8 công văn về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT năm 2021 và rà soát xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2022. Phòng phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện, Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư và Xây dựng Hùng Vương.JSC (Hà Nội), UBND các xã, thị trấn tổ chức 33 lớp đào tạo nghề cho 1.000 LĐNT.
Cụ thể, Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư và Xây dựng Hùng Vương.JSC tổ chức 11 lớp đào tạo cho 335 LĐNT nắm vững tay nghề xây dựng nhà các loại. Sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, 100% LĐNT được Công ty tuyển dụng với mức lương ổn định từ 8 - 20 triệu đồng/người/tháng.
UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam (Quảng Ninh) và các công ty tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước tổ chức 41 hội nghị, thu hút được trên 2.500 lượt LĐNT tham gia. Các xã, thị trấn trong huyện thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, họp bản về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác giải quyết việc làm cho LĐNT.
Cán bộ xã Khun Há hướng dẫn bà con bản Lao Chải 1 kỹ thuật chăm sóc chanh leo.
Lao động trên địa bàn huyện chủ động tiếp cận với các công ty tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước. Hướng ứng Tuần kết nối việc làm do UBND tỉnh tổ chức năm 2021, huyện có trên 200 lao động tham gia ứng tuyển vào các vị trí việc làm do các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển dụng. Từ đó, huyện giải quyết việc làm cho 1.558 LĐNT (đạt 141,64% kế hoạch).
Ngoài ra, Phòng LĐ-TB&XH huyện còn phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX huyện tổ chức đào tạo 22 lớp nghề cho 665 LĐNT kỹ thuật chăn nuôi, trồng, chăm sóc chè, ngô, lúa, cây ăn quả ôn đới và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa.
Hiện nay, xã Bản Bo có 832ha chè, trong đó, hơn 534ha chè kinh doanh, sản lượng ước đạt 4.756,7 tấn với trên 2 nghìn LĐNT tham gia trồng, sản xuất, chế biến chè. UBND xã thường xuyên phối hợp với các sở, ngành tỉnh, huyện đào tạo kỹ thuật thâm canh, mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè búp đem lại nguồn thu ổn định cho LĐNT. Người trồng chè trên địa bàn xã phấn khởi vì nhiều năm nay chè được mùa, có đầu ra ổn định.
Tiêu biểu, anh Lò Văn Quang ở bản Hua Sẳng (xã Bản Bo) tham gia các lớp tập huấn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc hơn 7.000m2 chè kim tuyên chất lượng cao. Anh đúc kết kinh nghiệm vun xới, bón phân, diệt trừ sâu, rầy, nâng cao sản lượng chè búp theo hướng hàng hóa. Năm qua, gia đình anh thu lãi trên 60 triệu đồng từ tiền bán chè búp tươi.
Anh Quang tâm sự: “Trước đây, tôi thiếu kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên cây chè cằn, nhiều sâu, rầy gây hại, sản phẩm thấp, thu nhập không đáng là bao. 5 năm gần đây, tôi tham gia tất cả các lớp đào tạo nghề trồng, chăm sóc, thu hái chè. Với kiến thức tiếp thu được tại các lớp đào tạo, tôi thu gom, ủ hoai phân chuồng bón thúc cho cây chè phát triển. Nhờ đó, tôi từng bước thành công với nghề trồng, sản xuất, kinh doanh chè búp, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho gia đình”.
Thực tế, huyện Tam Đường còn thành công với đào tạo nghề cho LĐNT sản xuất, chế biến miến; trồng, chăm sóc chanh leo; vỗ béo trâu, nuôi ong và nuôi thả cá thương phẩm đem lại thu nhập cao cho gia đình. Nhờ đó, huyện giảm 3,2% hộ nghèo trong năm 2021 góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương khởi sắc.
Tác giả: Thu Minh
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập96
- Hôm nay10,014
- Tháng hiện tại283,284
- Tháng trước340,122
- Tổng lượt truy cập83,881,754