Sìn Hồ xây dựng liên kết phát triển sản xuất nông sản
Hiện toàn huyện Sìn Hồ có trên 1.320ha diện tích cây ăn quả, chủ yếu là lê, mận hậu, đào Pháp, sơn tra, cam V3 và dứa... Các cây trồng được chăm sóc tốt, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp nên nhiều loại cây đã cho thu hoạch, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung, cây ăn quả nói riêng là xu hướng tất yếu, giúp Sìn Hồ chuyển đổi dần từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết sản xuất đóng vai trò là mắt xích quan trọng để đảm bảo mối liên kết vận hành hiệu quả, thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp bền vững, nâng cao sức cạnh tranh. Trên địa bàn huyện hiện có 2 doanh nghiệp, 8 HTX trồng nông sản, dược liệu và cây ăn quả, trong đó có hơn 1.200 hộ dân trồng cây ăn quả theo quy mô hộ gia đình có liên kết sản xuất tiêu thụ với các HTX.
Người dân bản Nậm Lò (xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ) thu hoạch dứa theo chính sách liên kết bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các HTX cũng liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh, thông qua các hình thức cơ bản như: liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bằng hợp đồng và liên kết theo chuỗi giá trị khép kín. Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông sản, trong đó có cây ăn quả trên địa bàn được người dân liên kết trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín đảm bảo được giá trị sản phẩm. Bởi các doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, mạng lưới phân phối rộng.
Ông Từ Quang Hà - Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên, doanh nghiệp đang triển khai mô hình trồng dứa xuất khẩu trên địa bàn huyện Sìn Hồ cho biết: Chúng tôi đã cung ứng trước giống, vật tư, phân bón và phối hợp liên kết với chính quyền huyện Sìn Hồ khảo sát quy hoạch vùng trồng dứa tại xã Nậm Tăm; tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ đồng hành cùng các hộ trong suốt quá trình sản xuất đảm bảo đúng quy trình, chất lượng khi thu hoạch; hợp đồng cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo giá thị trường từng thời điểm.
Hiện tại vùng trồng dứa đã triển khai được 30ha, đang cho thu hoạch vụ 2, kết quả được đánh giá cao, sản lượng đạt 40 tấn/ha, Công ty đảm bảo bao tiêu sản phẩm tại vườn với giá 5 nghìn đồng/kg. Để hoàn thiện chuỗi liên kết khép kín chế biến sâu, giữa người dân với doanh nghiệp, thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung triển khai dự án, xây dựng nhà máy chế biến tại địa bàn.
Hiện, huyện Sìn Hồ hướng tới phát triển vùng sản xuất chuyên canh nông sản, cây ăn quả theo hướng đạt chuẩn VietGAP, trong đó cây ăn quả cần được cấp mã số vùng, hướng đến người tiêu dùng, tuy nhiên hiện gặp không ít khó khăn. Vì địa hình của địa phương bị chia cắt, chủ yếu là đồi núi nên khó áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất đảm bảo diện tích, quy mô sản xuất tập trung bị hạn chế; giao thông đến các xã vùng sâu, vùng xa vùng canh tác không thuận lợi ảnh hưởng đến việc tập kết, thu mua nông sản. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hệ thống liên kết chuỗi ổn định giữa người dân và doanh nghiệp trên quy mô lớn.
Ông Ma Khánh Toàn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ cho biết: Để phát triển nông nghiệp địa phương, chính quyền huyện đã thành lập các vùng sản xuất chuyên canh nông sản thí điểm. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung hỗ trợ các địa phương có vùng sản xuất lớn hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho việc liên kết mở rộng vùng sản xuất. Bên cạnh đó, việc phối hợp với từng địa phương thực hiện công tác quy hoạch, phát triển thêm khu vực tiềm năng... Kết nối sản xuất, tiêu thụ ổn định giữa doanh nghiệp với nông dân.
Tập trung nguồn lực, phát huy thế mạnh, huyện Sìn Hồ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, lấy sản phẩm nông nghiệp làm chủ lực nâng cao đời sống người dân. Làm nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô trang trại, để người lao động có việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập.
Trên cơ sở đó huyện chủ trương mở rộng diện tích cây ăn quả ngắn ngày trên địa bàn các xã vùng thấp, trồng cây cam và dứa là chủ lực, khuyến khích thành lập các HTX sản suất, kinh doanh, xây dựng vùng sản xuất tập trung, liên kết để hạn chế rủi ro, thúc đẩy phát triển bền vững.
Tác giả: Mạnh Hùng
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Tài liệu hướng dẫn giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) trên địa bàn tỉnh
- Triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh số 1740/KH-UBND ngày 10/5/2024
- Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2024
- Kế hoạch phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá khởi điểm đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 4 năm 2024
- Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 03 và quý I năm 2024
- Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức thẩm định giá sản sản do Cục Thi hành án dân sự chuyển giao để làm thủ tục xác định giá khởi điểm
- Thông báo lịch tiếp công dân của Sở Tài chính năm 2024
Thống kê truy cập
- Đang truy cập122
- Hôm nay8,036
- Tháng hiện tại315,253
- Tháng trước4,400,451
- Tổng lượt truy cập84,371,631