Chủ nhật, 22/12/2024, 16:56

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung

Thứ năm - 24/03/2022 12:48
Những năm gần đây, huyện Sìn Hồ chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa tập trung. Tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế về điều...

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp của huyện Sìn Hồ đang chuyển dần sang cơ giới hóa, máy móc hiện đại đã thay thế sức kéo của gia súc, giải phóng thời gian lao động cho nông dân. Cũng từ thay đổi này, người dân quan tâm hơn tới phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, đặc biệt là nuôi trâu, bò.

Để phát triển đàn vật nuôi, ngoài quan tâm phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng chính quyền các xã hướng dẫn bà con tiến hành khảo sát, quy hoạch thêm các vùng chăn nuôi tập trung, lựa chọn các loại gia súc phù hợp với địa phương để mở rộng quy mô đàn. Hiện nay, người dân trên địa bàn đang duy trì các mô hình chăn nuôi tổng hợp, các loại vật nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, dê… với hình thức tự phát theo nhu cầu thị trường và thế mạnh từng vùng. Dù kết quả bước đầu khả quan, nhưng về lâu dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là việc kiểm soát dịch bệnh và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung

Gia đình chị Mùa Thi Ly ở bản Há Chá (xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ) đầu tư nuôi trâu theo hướng tập trung.

Theo báo cáo của huyện, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện đến nay là 78.253 con, tốc độ tăng trưởng 4,6%. Trong đó, trâu, bò có trên 28.400 con, tập trung ở các xã: Nậm Tăm, Nậm Cuổi, Noong Hẻo… Nhờ khí hậu thuận lợi nên bà con chăn nuôi thành đàn lớn, nhiều hộ nuôi 40 - 50 con. Các loại gia súc khác như lợn, dê… được người dân xã Tả Ngảo, Làng Mô, Sà Dề Phìn nuôi số lượng lớn, riêng đàn dê trên 1.300 con. Đây là vật nuôi được đánh giá có nhiều tiềm năng, dễ nuôi, sức chống chịu thời tiết tốt. Nhiều gia đình tại xã Sà Dề Phìn và Tả Ngảo có thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm nhờ nuôi dê. Có thu nhập cao, bà con tái đầu tư mở rộng đàn, xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp nâng cao thu nhập.

Để phát triển chăn nuôi bền vững theo hình thức tập trung, trang trại gắn với bảo vệ môi trường, huyện vận động các hộ tận dụng diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp chuyển đổi sang trồng cỏ voi, làm nguồn thức ăn nuôi nhốt, dự trữ để chống rét. Cùng với đó, phòng chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Hỗ trợ con giống, tạo điều kiện cho bà con các xã được tiếp cận vốn vay ưu đãi, đầu tư phát triển chăn nuôi. Từ năm 2021 đến nay, thông qua các tổ chức đoàn thể xã, thị trấn đã có hơn 300 hộ dân vay trên 2,8 tỷ đồng vốn ưu đãi, đầu tư con giống, dựng chuồng trại kiên cố và trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc.

Anh Lò Văn Nam ở bản Nậm Há 1 (xã Noong Hẻo) cho biết: Gia đình tôi trước thuộc diện khó khăn của xã. Năm 2019, tôi được vay 35 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cùng số tiền tiết kiệm, gia đình mua 5 con trâu giống về nuôi. Đàn trâu phát triển, bán ra thị trường được giá giúp nâng cao thu nhập cho gia đình.

Nhờ hỗ trợ và định hướng từ chính quyền huyện, ngành chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển thuận lợi. Giai đoạn 2020-2025, huyện khuyến khích các hộ chăn nuôi theo hình thức tập trung khép kín, an toàn sinh học, phát triển đàn gia súc đi kèm phát triển nguồn thức ăn tại chỗ. Đây là cơ sở thuận lợi để giai đoạn tới huyện thực hiện kết nối đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi sản xuất chăn nuôi ở từng địa phương.

Ông Ma Khánh Toàn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ cho biết: Nhiều hộ đã thay đổi tư duy làm kinh tế. Không ngại tái đầu tư phát triển theo hướng tập trung bền vững, giá gia súc thương phẩm hiện tăng từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian tới, phòng sẽ tập trung định hướng các giống vật nuôi chủ lực cho từng địa phương để bà con chủ động nâng cao chất lượng, số lượng đàn gia súc.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền người dân chăn nuôi theo quy hoạch, kế hoạch, không đầu tư ồ ạt. Với các hộ gia đình chăn nuôi số lượng lớn cần theo dõi thường xuyên diễn biến thị trường, cân đối tài chính giúp duy trì đàn gia súc phù hợp với thị trường tiêu thụ, hạn chế rủi ro để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tác giả: Mạnh Hùng

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập42
  • Hôm nay15,788
  • Tháng hiện tại291,421
  • Tháng trước340,122
  • Tổng lượt truy cập83,889,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây