Chủ nhật, 22/12/2024, 06:59

Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp - “cần câu” phát triển kinh tế

Thứ sáu - 18/02/2022 21:35
Lai Châu là tỉnh thuần nông, do đó sản xuất nông nghiệp là hướng phát triển kinh tế chính, một trong những hạn chế của nông dân là thiếu kiến...

Tạo ra các sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu, có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế, từ đó, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển là một trong những chủ trương của tỉnh nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Do đó, mỗi người nông dân cần phải trang bị những kiến thức nông nghiệp về chăm sóc cây trồng, vật nuôi cơ bản để ứng dụng kỹ thuật, máy móc vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Xác định để hội viên, nông dân có “cần câu” phát triển kinh tế, năm qua, các cấp hội nông dân chủ động phối hợp với các địa phương, các ngành trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của các buổi tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ và vận động hội viên nông dân, người dân đăng ký theo học.

Trong năm 2021, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh, các huyện đã tổ chức 14 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản cho hơn 310 hộ vay vốn và cán bộ hội các cấp. Các lớp tập huấn chủ yếu về quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học sử dụng đệm lót sinh học hướng tới sản phẩm OCOP; cách trồng, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh hại cây, gia súc, gia cầm, thủy sản; kỹ thuật nuôi ong; cách ủ thức ăn chăn nuôi, ủ phân xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp; kỹ thuật dự trữ nguồn thức ăn chăn nuôi vào mùa đông...

Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp - “cần câu” phát triển kinh tế

Ông Lò Văn Xuân - xã Pha Mu, huyện Than Uyên ứng dụng kỹ thuật, những kiến thức được tập huấn vào nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với đó, hội nông dân các cấp tích cực phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh), ngành Nông nghiệp triển khai các mô hình trình diễn, lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, nông dân. Qua các buổi tập huấn kỹ thuật nông nghiệp kết hợp giới thiệu và phổ biến các mô hình kinh tế mới, cách làm hay, ứng dụng khoa học kỹ thuật và các mô hình liên kết chuỗi sản xuất, thu mua và tiêu thụ nông sản đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế. Từ đó, hội viên học hỏi và có động lực để theo học, đầu tư phát triển kinh tế.

Ông Lò Văn Xuân ở xã Pha Mu, huyện Than Uyên chia sẻ: Với mong muốn có thêm kiến thức để phát triển kinh tế gia đình, tôi thường đăng ký tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp do các cấp, ngành tổ chức. Những lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp giúp tôi có thêm kiến thức chăn nuôi, trồng trọt và được biết nhiều hơn về những mô hình kinh tế với cách làm hay, sáng tạo. Hiện nay, tôi đang liên kết cùng bà con trong bản và Hợp tác xã thanh niên Pha Mu nuôi ong. Từ những kiến thức đã học, tôi áp dụng vào chăm sóc ong, gia súc. Nhờ đó, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng trọt của gia đình phát triển ổn định, đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm; sản phẩm mật ong Pha Mu còn đạt OCOP 3 sao của tỉnh.

Để trang bị kiến thức cho người dân, hội viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ từ tỉnh tới cơ sở chú trọng phối hợp với các ngành chuyên môn mở các buổi truyền thông, tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cho hội viên, phụ nữ và người dân. Chị Lý Hồng Quyên - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho biết: Năm 2021, từ Đề án 939 ‘‘Hỗ trợ Phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, hội đã tổ chức 2 cuộc truyền thông về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh tại 2 xã: Vàng San (huyện Mường Tè) và Nậm Hàng (huyện Nậm Nhùn) cho 400 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia.

Bên cạnh đó, hội cũng xác định kiến thức và vốn phải song hành mới tạo đà hình thành và phát triển các mô hình kinh tế với quy mô lớn, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phát động cuộc thi viết ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ, kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ; có 12 ý tưởng tham gia dự thi cấp tỉnh, 6 ý tưởng được chọn tham gia cuộc thi cấp trung ương; lựa chọn và giới thiệu kết nối, tiêu thụ 3 sản phẩm OCOP của phụ nữ. Qua cuộc thi có nhiều ý tưởng với những sáng kiến, kinh nghiệm được chia sẻ, hội viên phụ nữ, nông dân có thể học hỏi và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn của từng địa phương, hộ gia đình.

Từ những buổi tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ người dân đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, ứng dụng các kỹ thuật, quy trình mới trong sản xuất đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, tạo đà vững chắc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tác giả: Vương Trang

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập71
  • Hôm nay13,144
  • Tháng hiện tại286,414
  • Tháng trước340,122
  • Tổng lượt truy cập83,884,884
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây