Thứ tư, 22/01/2025, 00:12

Nông dân Mường Than sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ sáu - 21/01/2022 00:30
(BLC) – Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được hội viên, nông dân xã...

Kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường, anh Lê Minh Thuần, hội viên nông dân bản Cẩm Trung 1 đầu tư xây dựng mô hình trang trại nuôi gà sạch ngay tại địa phương. Được biết, năm 2019, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư xây chuồng trại theo từng khu, quây lưới sắt bảo vệ và mua con giống, thức ăn, thuốc. Đồng thời nuôi gà ta thả vườn với gần 10.000 con gà và mỗi lứa xuất bán từ 1.500-2.000 con/3 tấn/tháng. Lứa nọ gối lứa kia, trung bình mỗi năm nuôi được 8-10 lứa gà, đem lại nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng. Tạo việc làm cho 3 lao động ổn định với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng và 4 người theo mùa vụ thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Anh Lê Minh Thuần, bản Cẩm Trung 1, xã Mường Than (huyện Than Uyên) xuất gà bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Anh Lê Minh Thuần - bản Cẩm Trung 1, xã Mường Than (huyện Than Uyên) xuất gà bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Anh Lê Minh Thuần chia sẻ: “Trang trại có hệ thống thiết kế khép kín đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường nhưng tôi thường xuyên phun thuốc, vệ sinh khu vực trang trại, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gà theo từng lứa tuổi. Trong quá trình nuôi luôn lựa chọn cám tốt kết hợp với thức ăn tự nhiên như: ngô, cám gạo. Thường xuyên tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, tham khảo trên báo đài, Internet, kinh nghiệm hộ chăn nuôi khác để thực hiện”.

Đầu tư lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản xuất đồ gỗ và vận tải tổng hợp, mô hình kinh tế của ông Lê Văn Soát, hội viên nông dân bản Cẩm Trung 2 đang thu nhập hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm cho 7 lao động mỗi tháng 6 triệu đồng. Do gia đình có xưởng sản xuất lâu năm nên nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn về đồ gỗ, năm 2017, ông Soát đã vay thêm vốn đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua trang thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất, chế biến gỗ các loại. Ông luôn chấp hành nghiêm việc thu mua gỗ thông qua đấu giá, hoặc mua các loại gỗ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, khi mua gỗ của người dân có sự xác nhận của chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn.

Hội Nông dân xã Mường Than, huyện Than Uyên có 12 chi hội, với tổng số 770 hội viên. Để đưa phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” mang lại hiệu quả. Hằng năm, Hội bám sát sự chỉ đạo của các cấp Hội, xây dựng kế hoạch tổ chức phát động đến chi hội và hội viên nông dân. Triển khai cho các chi hội đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến các hội viên, nông dân về các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Mô hình kinh tế sản xuất kinh doanh sản xuất đồ gỗ của ông Lê Văn Soát, bản Cẩm Trung 2, xã Mường Than (huyện Than Uyên) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mô hình kinh tế sản xuất kinh doanh đồ gỗ của ông Lê Văn Soát, bản Cẩm Trung 2, xã Mường Than (huyện Than Uyên) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Than Uyên tạo kênh dẫn vốn cho hội viên, nông dân vay với lãi suất ưu đãi; đến nay, tổng dư nợ 12,9 tỷ đồng cho 270 hộ vay. Triển khai hiệu quả nguồn vốn Quỹ hỗ trợ hội nông dân các cấp với việc thực hiện 2 dự án cho 11 hộ vay tổng số tiền 660 triệu đồng. Từ nguồn vốn qua ủy thác, hội viên, nông dân đã đầu tư vào các mô hình sản xuất, kinh doanh và ngày càng phát huy hiệu quả.

Hội phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn, mở lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên, nông dân. Giúp hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ, từ năm 2017 đến nay, các hộ khá, giàu giúp 65 hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống, sức kéo, ngày công lao động.

Người dân bản Sen Đông, xã Mường Than (huyện Than Uyên) phát triển kinh tế từ trồng rau.

Người dân bản Sen Đông, xã Mường Than (huyện Than Uyên) phát triển kinh tế từ trồng rau.

Ngoài ra, Hội vận động hội viên, nông dân đăng ký dự án trồng bưởi da xanh với 7,8ha, bưởi diễn 3,3ha. Tổ chức 8 lớp dạy nghề cho 240 lao động, 7 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 371 lượt người. Hằng năm, Hội tổ chức cho các hộ đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm, nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đến nay toàn xã có 723 hộ đạt sản xuất kinh doanh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, năm 2021 có 165 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 20 hộ cấp tỉnh, 53 hộ cấp huyện, 92 hộ cấp cơ sở.

Có thể khẳng định phong trào đã khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, cần cù của hội viên, nông dân trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả lợi thế đất đai, lao động. Từ đó, vận dụng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Tác giả: Uyên Linh

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập137
  • Hôm nay6,815
  • Tháng hiện tại314,032
  • Tháng trước4,400,451
  • Tổng lượt truy cập84,370,410
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây