Thứ sáu, 22/11/2024, 05:20

Lai Châu hỗ trợ phát triển cây dược liệu

Thứ tư - 30/03/2022 14:30
(BLC) - Lai Châu có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao với trên 51%. Do đó, tỉnh có nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển cây dược liệu, khuyến...

Lai Châu có tổng diện tích rừng 479.538ha, trong đó 445.587ha rừng tự nhiên. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho trồng, phát triển dược liệu quý. Toàn tỉnh có gần 20.000ha cây dược liệu các loại như: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả, sâm Lai Châu, bảy lá một hoa, đương quy... Riêng đối với cây quế, sơn tra, người dân thực hiện trồng theo Đề án phát triển cây quế, sơn tra của tỉnh trong giai đoạn 2017-2020.

Người dân xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ thu hoạch cây Đương quy

Người dân xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ thu hoạch cây đương quy.

Ông Giàng A Dũng - bản Ngam Ca, xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên tâm sự: “Năm 2018, được tỉnh hỗ trợ trồng cây sơn tra, bà con trong bản rất vui mừng, phấn khởi vì có thêm loại cây kinh tế mới. Riêng gia đình tôi trồng gần 100 gốc sơn tra, hiện gia đình đang tích cực chăm sóc để sang năm cây cho quả, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống”.

Cao nguyên Sìn Hồ được đánh giá là một trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của cả nước với nhiều loại dược liệu quý như: đương quy, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp nhất chi hoa, atiso. Hiện tỉnh đang phát triển chuỗi liên kết tạo ra các sản phẩm từ cây atiso mang thương hiệu cao nguyên Sìn Hồ, tạo việc làm cho lao động địa phương có thu nhập ổn định từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng/người và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giảm nghèo bền vững.

Anh Giàng A Dơ - bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn (huyện Sìn Hồ) chia sẻ: “Năm 2021 gia đình tôi trồng gần 1.000m2 cây sâm đương quy với thu nhập gần 30 triệu đồng. Năm nay, gia đình tôi tiếp tục để giống, nhân rộng diện tích. Đồng thời, mong muốn Nhà nước, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho bà con trồng phát triển cây sâm đương quy và tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Xác định phát triển dược liệu là hướng đi phù hợp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, đảm bảo thêm thu nhập ổn định và giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là người dân ở các xã biên giới, nơi có điều kiện thuận lợi và có tỷ lệ che phủ rừng lớn. Tỉnh đang tích cực bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư bao tiêu sản phẩm cho bà con. Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ trồng mới 900ha cây dược liệu, xây dựng 5 cơ sở nhà máy chế biến và sản xuất giống, xây dựng thương hiệu từ 1-2 sản phẩm dược liệu của tỉnh.

Để thực hiện điều này, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu. Điển hình Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, hỗ trợ phát triển 10ha các loại sâm Lai Châu, bảy lá một hoa và lan kim tuyến với việc hỗ trợ một lần 50% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thu hút đầu tư xây dựng 2 cơ sở sản xuất giống; 1 cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi liên kết. Phấn đấu 3 nhãn hiệu có giấy chứng nhận dược liệu trở lên. Tập trung phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học Sâm Lai Châu-tiềm năng và định hướng phát triển xem cây sâm.

Đại biểu dự Hội thảo khoa học Sâm Lai Châu - tiềm năng và định hướng phát triển tìm hiểu cây sâm Lai Châu.

Giai đoạn 2026-2030, tỉnh sẽ kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đối với các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh, diện tích định hướng phát triển trên 600ha. Các hộ tham gia trồng phải thực hiện đăng ký với chính quyền địa phương và hợp với quy hoạch vùng theo định hướng của tỉnh sẽ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Để Nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp hiểu và nắm được các chính sách hỗ trợ trồng, chăm sóc dược liệu trên địa bàn tỉnh; các huyện đã giao cho cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển vùng dược liệu theo đúng quy hoạch và định hướng của tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về việc phát triển dược liệu cũng như các chính sách hỗ trợ; từ đó thu hút tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện trồng, phát triển cây dược liệu, nhất là các loại dược liệu quý có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp cũng đang tích cực vận động người dân tập trung bảo tồn và phát triển dược liệu quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như: sâm Lai Châu. Đến nay, tỉnh có 3,68ha diện tích trồng sâm. Để bảo tồn và đưa sâm Lai Châu trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực, tỉnh đã triển khai 2 đề tài nghiên cứu về sâm Lai Châu cấp tỉnh và 1 đề tài cấp bộ. Tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến trồng và mở rộng diện tích dược liệu; giúp cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thêm thông tin về cây sâm Lai Châu nói riêng và cây dược liệu nói chung.

Với quan điểm hỗ trợ phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gen quý, làm cơ sở thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu theo hướng tập trung hàng hóa, tạo ra sản phẩm dược liệu quý mang thương hiệu Lai Châu, người dân có thu nhập cao. Tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tích cực, chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ trồng dược liệu; lồng ghép các chính sách để hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn Nhân dân kỹ thuật trồng, chăm sóc và sơ chế dược liệu.

Tác giả: Hà Tĩnh

Nguồn tin: baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý dự thảo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

laichau.gov.vn
mof
dichvucong
Đăng ký tài sản nhà nước
Fanpage
qhns
Tabmis
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập16
  • Hôm nay7,940
  • Tháng hiện tại256,620
  • Tháng trước359,313
  • Tổng lượt truy cập83,514,968
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây