Vào vụ thu hoạch cây rau vụ đông
Đến thăm các bản Hưng Bình, Tân Bình, Thống Nhất (xã Bình Lư), chúng tôi thấy nhiều diện tích rau xanh đang vào vụ thu hoạch, tạo thành vùng quê trù phú đầy sức sống. Bà con chuyên canh, gối vụ rau màu theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, góp phần nâng cao thu nhập gia đình. Mùa nào rau nấy, người dân không cho đất nghỉ, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị sản xuất. Đến nay, toàn xã có 46ha rau màu với sản lượng 121 tấn/năm; trung bình 1.000m2 rau màu các loại, mỗi ngày, bà con thu nhập từ 200 - 500 nghìn đồng.
Các hộ sản xuất rau xanh trên địa bàn xã không lo đầu ra cho sản phẩm. Tư thương đến tận vườn đặt mua số lượng lớn để cung cấp cho thị trường thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), các huyện Tân Uyên, Than Uyên và thành phố Lai Châu. Nhờ đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương từ trồng rau màu theo hướng hàng hóa.
Lãnh đạo huyện Tam Đường thăm mô hình trồng rau của bà con bản Hưng Bình (xã Bình Lư).
Gia đình chị Nguyễn Thị Nụ ở bản Hưng Bình trồng hơn 300m2 rau xanh các loại, mùa nào rau đó, vườn rau của chị lúc nào cũng xanh tốt, tư thương đặt mua tại vườn với giá từ 8 - 15 nghìn đồng/kg. Chị Nụ tâm sự: “Thời gian gần đây, tôi tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà trồng các loại rau xanh. Tôi chuyên canh, gối vụ các loại rau màu như: cà chua, dưa leo, su hào, bắp cải. Mỗi ngày, thu nhập trên 800 nghìn đồng từ bán rau, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống sinh hoạt gia đình”.
Thời điểm này, người dân bản Nà Đa (thị trấn Tam Đường) cũng đang vào vụ thu hoạch rau vụ đông. Bà con thu hoạch rau đến đâu, làm đất gối vụ rau đông xuân tới đó. Phần lớn sản phẩm rau xanh của bản được cung cấp cho thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) nên đầu ra khá thuận lợi.
Theo người dân ở bản Nà Đa (thị trấn Tam Đường) thì bà con bán rau tại vườn cho tư thương đem về chợ huyện Tân Uyên, thành phố Lai Châu và thị xã Sa Pa bán lẻ. Bản khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Phát huy tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, nông dân huyện Tam Đường phát triển rau màu theo hướng hàng hóa. Đây là giải pháp tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị cây trồng. Huyện, khuyến khích người dân thâm canh, gối vụ cây rau nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, nâng cao thu nhập.
Bà con phát triển rau màu ngắn ngày, giá trị kinh tế cao, như: dưa leo, hành, tỏi, bí xanh, ớt, mướp đắng. Huyện hình thành được vùng phát triển sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa tại các xã: Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin và thị trấn Tam Đường. Toàn huyện có 260ha rau màu, năng suất đạt 4 tấn/ha/vụ. Với 1ha rau màu, mỗi năm, bà con thu lãi trên 70 triệu đồng.
Nhờ thâm canh, tăng vụ rau màu theo hướng hàng hóa đã tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho nông dân nhằm xây dựng quê hương Tam Đường ngày càng khởi sắc.
Tác giả: Thu Minh
Nguồn tin: baolaichau.vn
Góp ý dự thảo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
-
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2023
-
Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 27/12/2022 của UBND tỉnh
-
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 58/2022/NQ-HĐND; số 61/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh
-
Triển khai Thông tư số 68/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính
-
Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài"
-
Báo cáo tình hình giá thị trường, công tác quản lý giá tháng 4 năm 2023
-
Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 01 năm 2023
-
Báo cáo tình hình giá thị trường trước Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
-
Báo cáo tình hình giá thị trường và công tác quản lý giá tháng 11 năm 2022
-
Thông báo kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Thống kê truy cập
- Đang truy cập53
- Hôm nay9,916
- Tháng hiện tại56,367
- Tháng trước328,854
- Tổng lượt truy cập78,244,185