Tài chính Lai Châu một chặng đường
Cập nhật: 8/6/2013 | 4:53:59 AM
Lịch sử ngành Tài chính Lai Châu
Quá trình xây dựng - Trưởng thành của ngành Tài chính Việt Nam
60 năm qua 28/8/1945 - 28/8/2005
![]() |
Với truyền
thống uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ người trồng cây, chúng ta tưởng nhớ và bày
tỏ lòng viết ơn tới các đồng chí cố Trưởng ty (Giám đốc) và nhiều thế hệ cán bộ
lãnh đạo ngành Tài chính Lai Châu dưới sự Lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh
đã chèo lái, dẫn dắt ngành Tài chính Lai Châu vượt qua bao chặng đường gian khó
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo an
ninh quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh. Chúng ta tưởng nhớ tới các Liệt sỹ là cán
bộ Tài chính, cán bộ, đồng bào đã ngã xuống vì sự nghiệp Tài chính trong 2 cuộc
kháng chiến và bảo vệ biên giới để chúng ta có ngày hôm nay.
Qua 60 năm
ngành Tài chính Việt Nam và 43 năm ngành Tài chính Lai Châu xây dựng và trưởng
thành, chúng ta có thể tự hào khẳng định rằng những thành tựu mà ngành Tài chính
đạt được là công sức của toàn đảng, toàn dân, các lực lượng vũ trang, của các
thế hệ cán bộ Tài chính, là sự phối hợp giúp đỡ, đồng lòng, đồng sức của các ngành,
các cơ quan đoàn thể và chính quyền các cấp trên phạm vi toàn tỉnh.
Ngay khi cách
mạng tháng 8 thành công, ngành Tài chính Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được thành
lập. Trong bối cảnh đất nước còn thù trong giặc ngoài, tình hình Tài chính khó
khăn, ngân khố quốc gia hầu như trống giỗng, dưới sự lãnh đạo của đảng, Chính
phủ, hàng loạt các biện pháp về Tài chính đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu trước mắt. Quỹ độc lập, tuần lễ vàng, công phiếu kháng chiến, công trái
quốc gia được thực hiện, đã đặt cơ sở cho một nền Tài chính độc lập tự chủ, lấy
dân làm gốc, dựa vào dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhiệm vụ vừa chống giặc đói, giặc dốt,
vừa phải chống giặc ngoại xâm, trong điều kiện tiềm lực Tài chính còn nghèo, được
sự ủng hộ, đồng sức, đồng lòng của nhân dân, chúng ta đã phát hành thành công
"giấy bạc Tài chính, công phiếu kháng chiến" ở Miền bắc để tạo lập
nguồn lực chống giặc đói, chống giặc dốt và đi vào cuộc kháng chiến vĩ đại bảo
vệ thành quả mà cách mạng tháng 8 đã đem lại. Tiếp theo đó trước sự phát triển
và yêu cầu ngày càng lớn của công cuộc kháng chiến, ngành Tài chính đã chuyển từ
chính sách động viên chủ yếu dựa vào tự nguyện của dân sang chính sách động viên
theo nghĩa vụ và theo khả năng để kịp thời đáp ứng nhu cầu to lớn của tiền tuyến,
tập trung vào 2 chính sách lớn là thuế nông nghiệp và công thương nghiệp. Nhờ
triển khai tích cực chính sách thuế (thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp)
cùng với sự đóng góp to lớn của nhân dân, ngành Tài chính đã góp phần tích cực
vào việc cân bằng thu chi NSNN, tạo cơ sở vật chất ổn định làm nên chiến thắng Điện
Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, giải phóng hoàn toàn Miền Bắc.
Ở thời kỳ
này, hệ thống ngân sách thời chiến được đơn giản chỉ gồm hai cấp: NSNN và NS xã.
Việc thành lập NS xã nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố chính quyền nhân dân ở cấp cơ
sở và tăng cường huy động sức dân đóng góp đảm bảo nhu cầu ngày càng lớn của cuộc
kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu của chiến tranh nhân dân là: " Toàn dân
tham gia, toàn dân đóng góp".
Bước vào
thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền bắc và đấu tranh giải phóng Miền nam, ngành Tài chính
đồng thời phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược. Việc khẩn trương chỉnh đốn chế độ thuế
khoá và ban hành chính sách thuế áp dụng trong toàn Miền bắc đã góp phần tăng
thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập tư thương, chống đầu cơ tích trữ,
giảm căng thẳng về hàng hoá, phục vụ tích cực cho công tác cải tạo XHCN ở Miền
bắc, chi viện ở mức cao nhất sức người, sức của cho Miền nam ruột thịt. Theo tiếng
gọi của đảng và nhà nước, hàng ngìn cán bộ Tài chính đã vào chiến trường, trực
tiếp tham gia chiến đấu và vận hành nền Tài chính của Chính phủ phù hợp với điều
kiện cách mạng Miền nam. Ngành Tài chính cả nước, cán bộ Tài chính ở hậu phương
Miền bắc cùng với những chiến sỹ kinh - Tài ở mặt trận Miền nam đã góp phần xứng
đáng vào thắng lợi lịch sử năm 1975 giải phóng hoàn toàn Miền nam, thống nhất tổ
quốc.
Trong điều
kiện đất nước đã thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng
CNXH, ngành Tài chính cả nước đã từng bước trưởng thành, đổi mới cách nghĩ, cách
làm, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật Tài chính phù hợp với phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn thành nhiệm vụ động viên Tài
chính vừa đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên của nền kinh tế, vừa bảo đảm gia tăng
nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trên con đường phát triển ấy, chúng ta đã xây
dựng được ngành Tài chính từng bước lớn mạnh với qui mô và phạm vi quản lý rộng
hơn, bao trùm các lĩnh vực giá, hải quan, dự trữ quốc gia và thị trường chứng
khoán.
Nhìn lại
chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tài chính Việt nam; 20 năm
đổi mới và đặc biệt là 5 năm lại đây, ngành Tài chính Việt nam với tư cách là công
cụ quản lý vĩ mô của nền kinh tế đất nước đã góp phần to lớn thúc đẩy công cuộc
đổi mới , huy động và tập trung tối đa mọi nguồn lực, kiểm soát lạm phát, kiểm
soát bội chi NSNN, ổn định và lành mạnh hoá nền Tài chính quốc gia, nâng cao tích
luỹ nội bộ nền kinh tế, tạo điều kiện vững chắc cho các bước phát triển tiếp
theo: Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 đã tăng gấp 2 lần so với năm 1990, tăng
bình quân hàng năm 7,5%, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt
trên 7,2%/năm, tỷ lệ huy động bình quân vào NSNN đạt 22,5% GDP, tỷ trọng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội ước đạt 35,6% GDP, vợt so với mục tiêu đề ra. Song hành
với chặng đường 60 năm của ngành Tài chính Việt nam, trong công tác quản lý các
nguồn lực Tài chính trên địa bàn ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trong
việc sử dụng các nguồn lực Tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trên địa bàn và góp phần tích cực vào
nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vật chất -
tinh thần của nhân dân các dân tộc đang từng bước được cải thiện.
Trong lĩnh
vực NSNN: Chính sách và cơ chế thu, chi NSNN đã có sự đổi mới căn bản theo chiều
hướng đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy các nguồn lực trong nền kinh tế, xoá bao cấp,
tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp, ngành thực hiện phân cấp, đổi
mới cơ bản chế độ giữ ngân sách bằng việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ
Tài chính mà trước đó đặt trong hệ thống Ngân hàng NN Việt Nam. Đặc biệt, sự ra
đời của luật NSNN năm 1996 cùng với luật NSNN sửa đổi năm 2002 đã có ý nghĩa hết
sức quan trọng, mở ra một giai đoạn mới trong quản lý NSNN: Quyền hạn, trách
nhiệm của các cấp, các ngành địa phương về quản lý ngân sách ngày càng được quy
định rõ ràng hơn; phân cấp quản lý ngân sách cho các địa phương và đơn vị được đẩy
mạnh hơn; Cơ cấu thu chi NSNN được cải thiện. Thông qua đổi mới quy trình chi
ngân sách đã chuyển hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức các
đơn vị sử dụng ngân sách chủ động thực hiện rút kinh phí tại KBNN giảm thiểu thủ
tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân
sách; đồng thời với việc đề cao công tác kiểm soát chi qua KBNN đã góp phần giám
sát chi tiêu, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do vậy, tình trạng
bội chi NSNN đã được kiểm soát chặt chẽ, an ninh Tài chính quốc gia được giữ vững.
Bên cạnh đó,
công tác dự trữ quốc gia cũng được quan tâm để chủ động đáp ứng yêu cầu cấp bách
và phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ, bình ổn thị trường góp phần
ổn định kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trong lĩnh
vực thuế: Kết quả nổi bật trong lĩnh vực thuế đó là cơ bản hoàn thiện hệ thống
thuế qua các giai đoạn cải cách thuế bước 1, bước 2 và giai đoạn 2001-2005. Các
chính sách thuế từng bước đồng bộ, bao trùm các lĩnh vực nhằm đảm bảo chính sách
động viên của nhà nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế,
trở thành nguồn thu lớn của NSNN; tỷ lệ động viên thuế và phí vào NSNN giai đoạn
2001 - 2005 khoảng 20 - 21% GDP đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 10%.
Trong lĩnh
vực hải quan, trải qua chặng đường 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong 10 năm trở
lại đây, trước yêu cầu cải cách, hội nhập Quốc tế, công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước, ngành Hải quan đã không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính,
cải tiến quy trình thủ tục Hải quan, liên tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được
giao, vượt chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá ở mức cao, số thu năm sau đều
cao hơn năm trước, mức thu của ngành Hải quan cả nước luôn đạt xấp xỉ bằng 1/3
tổng thu NSNN.
Trong lĩnh
vực quản lý Doanh nghiệp: Luật NSNN được Quốc hội ban hành là bước đột phá
trong công tác quản lý DNNN nói chung và quản lý Tài chính DNNN nói riêng. Theo
đó, các DNNN đã đi vào hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi, thích
ứng với cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu. Việc sắp xếp,
cổ phần hoá DNNN đã thực hiện nhằm nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
trong các DNNN; Thực hiện xoá bỏ bao cấp, bảo hộ bất hợp lý đối với các công ty
nhà nước. Tính đến 30/5/2005, cả nước đã có 3.370 doanh nghiệp thực hiện cổ phần
hoá và sắp xếp lại. Thực hiện thí điểm chuyển đổi 47 tổng công ty nhà nước sang
hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Trong lĩnh
vực quản lý giá, phát triển và quản lý thị trường Tài chính, thị trường chứng
khoán, thị trường bảo hiểm trong thời gian qua cũng đạt được những kết quả rất đáng
ghi nhận. Công tác quản lý giá đã được bổ sung hoàn thiện thông qua các hình thức
quản lý giá mới, giảm hình thức quản lý giá trực tiếp, chú trọng các hình thức
quản lý giá gốc tầng vĩ mô, chống bao cấp qua giá, tập trung làm tốt công tác bình
ổn gía thị trường, góp phần làm lành mạnh các quan hệ Tài chính tiền tệ. Đặc biệt,
với sự ra đời của pháp lệnh giá ngày 01/7/2002, công tác quản lý giá tiếp tục được
đổi mới một cách toàn diện góp phần đưa nền kinh tế của nước ta hội nhập với
khu vực và thế giới.
Xác định
thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, nhất
là trong nền kinh tế hội nhập mở cửa hiện nay. Sau 5 năm hoạt động, thị trường
chứng khoán đã dần hình thành, từng bước phát triển và khẳng định được vị trí
vai trò trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Cùng với sự
phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường Bảo hiểm Việt Nam sau hơn 10
năm hình thành và đổi mới đã từng bước khẳng định được vị trí của nền kinh tế
Quốc dân. Trước năm 1993, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một công ty Bảo Hiểm là Tổng
công ty Bảo Hiểm Việt Nam. Đến nay, thị trường Bảo hiểm đã được đa dạng hoá với
sự tham gia của 26 doanh nghiệp Bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế và trên
30 văn phòng đại diện của các tổ chức Bảo hiểm nước ngoài. Phạm vi, quy mô của
thị trường được mở rộng, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm được
cải thiện rõ rệt, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày một
cao hơn về bảo hiểm của nền kinh tế-xã hội.
Trong lĩnh
vực Tài chính đối ngoại và hội nhập Quốc tế: Với phương châm "đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ đối ngoại " với tất cả các nước trên thế giới, ngành Tài
chính đã chủ động trong lộ trình hội nhập về Tài chính, tham gia tích cực có
quan hệ Tài chính song phương, đa phương, hiệu quả trong quan hệ Tài chính với
các tổ chức Tài chính Quốc tế, tạo được lòng tin với cộng đồng Quốc tế và có thể
nói, Tài chính Việt Nam đã bắt đầu tham gia và ngày càng hội nhập có hiệu quả với
Tài chính khu vực và thế giới.
Trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ, công chức hoàn thiện tổ chức bộ máy: Với
việc chuyển một số cơ quan thuộc Chính phủ như: Hải quan, dự trữ Quốc gia, Ban
vật giá Chính phủ, Uỷ ban chứng khoán về Bộ Tài chính, Bộ Tài chính trở thành Bộ
đa ngành, đa lĩnh vực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong phạm vi cả
nước với trên 75.000 cán bộ Tài chính. Xác định nhân tố con người là quan trọng,
ngành Tài chính đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
tác nghiên cứu khoa học, đào tạo; nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng với nội
dung đổi mới đã được triển khai đáp ứng được nhiệm vụ của ngành trong điều kiện
mới hiện nay, số cán bộ công chức có trình độ Đại học trở lên là 26.862 người,
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp gần 29.000 người. Với đội ngũ cán bộ có trình
độ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, các thế hệ cán bộ Tài chính đã góp phần
quan trọng vào thành công của ngành Tài chính trong nhiều thập kỷ qua và sẵn sàng
đón nhận nhiệm vụ khó khăn hơn trong thế kỷ mới.
Phấn khởi,
tự hào trước những thành tựu đã đạt được trong 60 năm qua, những khó khăn, thách
thức không phải đã hết. Chúng ta cần nghiêm khắc tự kiểm điểm để thấy hết những
hạn chế yếu kém của toàn ngành cũng như những khó khăn thách thức, đó là: Nguồn
lực Tài chính quốc gia chưa đủ mạnh, nguồn lực Tài chính địa phương còn quá nhỏ
bé và hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước, nhiều tiềm năng và nguồn
lực của xã hội, của nhân dân chưa được khai thác và sử dụng có hiệu qủa cho lợi
ích của đất nước, của nhân dân các dân tộc; bao cấp ngân sách chưa được xoá bỏ
triệt để, chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống thuế theo tiêu
chuẩn Quốc tế; cổ phần hoá DNNN còn chậm; Thị trường Tài chính và các dịch vụ Tài
chính phát triển chưa đồng bộ và còn ở trình độ sơ khai. Tình trạng lãng phí,
tham nhũng, làm thất thoát tiền và Tài sản còn khá nghiêm trọng. Cá biệt và có
lúc có nơi còn có tình trạng cán bộ Tài chính chưa thật sự trong sạch, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến lòng tin của đảng và nhân dân. Những khó khăn, thách thức
trên, đòi hỏi cán bộ ngành Tài chính từ Trung ương đến địa phương, từ tỉnh đến
xã, phường thị trấn phải có những nỗ lực mới, biện pháp mới để hoàn thành nhiệm
vụ trên chặng đường phía trước mà đảng và nhân dân giao cho.
Chúng ta sắp
bước vào những năm đầu triển khai nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2006 - 2010), Đại hội
X của BCH Trung ương đảng đã chỉ ra những nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH
trong thời kỳ mới, nhiệm vụ ngành Tài chính sẽ còn nặng nề hơn và đòi hỏi cao hơn
rất nhiều. Trong bối cảnh đó, để ngành Tài chính Việt Nam (nói chung) và ngành
Tài chính Lai Châu (nói riêng) trở thành công cụ phục vụ đắc lực và là một đòn
bảy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hoá xã hội phát triển, chính trị ổn định,
an ninh quốc phòng vững chắc để đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm
2020 và đưa tỉnh ta là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn
khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực. Mục tiêu chiến lược được đặt
ra cho ngành Tài chính đó là:
Thứ nhất:
Bảo đảm tiềm lực Tài chính Quốc gia đủ mạnh, chủ động thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế nhanh, hiệu quả và bền vững có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ,
giá cả và thị trường. Mà trong đó, nhiệm vụ Tài chính địa phương là phấn đấu đẩy
nhanh tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn để đến năm 2010 đạt từ 150 đến 170 tỷ.
Thứ hai: Xây
dựng và thực thi hệ thống chính sách động viên phân phối Tài chính có hiệu lực
cao, đảm bảo công bằng, năng động, khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại
lực, phân bổ hợp lý để sử dụng có hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước
phát triển.
Thứ ba: Xây
dựng nền Tài chính Quốc gia lành mạnh, minh bạch, nền Tài chính địa phương có số
thu NSNN trên địa bàn chiếm tỷ trọng ngày càng cao, làm cho Tài chính trở thành
thước đo hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội.
Thứ tư: Tăng
cường và đổi mới năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về Tài chính trên cơ sở đẩy
mạnh cải cách hành chính ngành Tài chính, hiện đại hoá công cụ và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý Tài chính. Theo đó, giai đoạn 2006-2010, ngành Tài
chính Lai Châu phải tăng cường hơn nữa và tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ Tài
chính từ tỉnh đến xã và đội ngũ cán bộ Tài chính kế toán ở các ngành các cấp nhằm
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ cao
trong giai đoạn hiện nay./.
(Nguồn: Trần Văn Minh)
- Báo cáo tình hình giá thị trường tháng 11 năm 2019 (9/12/2019)
- Công khai dự toán 9 tháng năm 2019 (18/11/2019)
- Báo cáo tình hình giá thị trường tháng 10 năm 2019 (18/11/2019)
- Báo cáo tình hình giá thị trường tháng 9 năm 2019 (15/10/2019)
- Công văn số 1781/STC-GCS ngày 14/10/2019 của Sở Tài chính về việc cung cấp số liệu phục vụ thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất (15/10/2019)
- Thay đổi địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính (23/9/2019)
- Công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành mới của Sở Tài chính Lai Châu (18/9/2019)
- Chuyển địa điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của Sở Tài chính Lai Châu (17/9/2019)
- Quyết liệt thực hiện tái cơ cấu DNNN tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế (6/11/2012)
- Chính phủ: Ngay khi cân đối được nguồn sẽ điều chỉnh tăng lương (30/10/2012)
- Quản lý và sử dụng NSNN chặt chẽ, hiệu quả (26/10/2012)
- Công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 (26/10/2012)
- Hướng dẫn gia hạn nộp thuế GTGT của tháng 6/2012 thêm 3 tháng (24/10/2012)
- Yêu cầu minh bạch tiến độ xử lý văn bản (19/10/2012)
- Bộ Tài chính: Thông tin tình hình thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN 9 tháng năm 2012 (16/10/2012)
- Thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (6/10/2012)
- Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng (1/10/2012)
- Tiếp tục hoàn thiện Nghị định chi tiết thi hành Luật Giá và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giá về thẩm định Giá (1/10/2012)
- Trang được mở: 1830
- Khách trong ngày: 1704
- Khách online: 230
- Lượt khách: 1